Trường nghĩa chỉ người

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 49 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.2. Trường nghĩa chỉ người

Trường từ vựng chỉ người là một trường nghĩa lớn, có thể phân lập thành nhiều trường nhỏ. Với 229 DT và 4023 lần xuất hiện, chúng tôi xác lập được 8 TN. Hệ thống các TN này được xác định dựa trên nguồn ngữ liệu khảo sát là tác phẩm Truyện Tây Bắc của Tô Hoài và căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa của các từ để phân chia. Chúng tôi quan niệm đây không phải là sự phân chia có tính tuyệt đối vì một từ có thể xét ở nhiều trường khác nhau. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của từ, chúng tôi sẽ chỉ xét các DT như trên ở một TN để tránh sự trùng lặp.

a. Tiểu trường nghĩa chỉ người qua giới tính

Trong tác phẩm, chúng tôi thống kê được có 98 lần xuất hiện các DT thuộc TN giới tính. Trong đó, các DT chỉ giới tính nữ xuất hiện nhiều hơn (62 lần, chiếm 63%). Các DT chỉ giới tính nam xuất hiện ít hơn (28 lần, chiếm 29%). Còn lại là các từ chỉ chung nam nữ. Các DT chỉ giới tính nữ không chỉ có số lần xuất hiện lớn hơn hẳn mà còn phong phú về mặt từ ngữ. Trong tác phẩm có 9 từ khác nhau được dùng để chỉ người mang giới tính nữ: cô, gái,

mụ, con gái, cô gái, cô nàng, đàn bà,chị em, phụ nữ; đặc biệt tác giả còn dùng

từ đứa gái lớn để chỉ người con gái đầu lòng trong gia đình. Đó là cách dùng

từ khá đặc biệt của nhà văn Tô Hoài, đồng thời cũng là nét đặc trưng riêng của người dân tộc Mường:

Đứa gái lớn ấy lại phải đi hầu ông triều bà nàng nhà châu đoàn Cầm

Vàng rồi, lại đến bỏ đi thôi! [tr.12]

Trong tác phẩm, số lượng từ được dùng để chỉ người mang giới tính nam ít hơn so với các DT chỉ người mang giới tính nữ (4 từ): con trai, trai làng,

đàn ông, thằng. Các từ chỉ giới tính thường xuất hiện thành cặp cả về nghĩa

và cấu tạo: gái - trai, con gái - con trai, đàn bà - đàn ông.

Ngoài các DT chỉ giới tính nam và nữ riêng biệt, tác giả dùng từ trai gái

để chỉ chung nam nữ:

- Năm nay trai gái không đi chơi Tết trước sân đầu làng, sợ tiếng sáo và

tiếng reo hò sẽ kinh động xuống cánh đồng, khiến Tây đồn nghe tiếng [tr.160]

- Khi sương mù bắt đầu tan, đám trai gái mới kéo nhau lên núi. [tr.161] Đây là những từ chỉ chung nam nữ tuổi còn trẻ khi họ cùng xuất hiện ở một nơi nào đó với số lượng lớn đồng thời cũng là cách nói dân dã, gần gũi, đời thường, phù hợp với cuộc sống và con người miền núi.

Như vậy, ở trường nghĩa giới tính, chúng tôi thống kê dược 9 từ chỉ giới tính nữ với 62 lần xuất hiện, 4 từ chỉ giới tính nam với 28 lần xuất hiện, trong đó từ được dùng nhiều nhất là từ con gái (45 lần, chiếm 73% số lần xuất hiện của các từ chỉ giới tính nữ ) và từ con trai (18 lần, chiếm 64 % số lần xuất hiện của các từ chỉ giới tính nam). Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy do trong tác phẩm tác giả viết nhiều về cuộc đời của những người phụ nữ, đặc biệt là những người con gái trẻ đã sớm phải chịu những đau khổ, bất công của xã hội.

b. Tiểu trường nghĩa chỉ người qua tuổi tác

Trong tác phẩm, các DT thuộc tiểu trường nghĩa chỉ người qua tuổi tác được sử dụng 153 lần. Có 16 DT thuộc TN này: thằng bé, em bé, trẻ con, thanh niên, cô gái, người lớn, già, người già, bà già, con già, con mẹ già, cụ,

cụ mọ, lão...Trong đó, xuất hiện nhiều nhất là những từ chỉ người đã cao tuổi,

xuất hiện 19 lần chiếm 13% số lần xuất hiện danh từ thuộc trường nghĩa tuổi tác. Kết quả đó cùng với sự lặp lại nhiều lần một số từ nhất định chứng tỏ nhà văn Tô Hoài muốn đào sâu khai thác và hướng sự quan tâm hơn cả tới hai đối tượng chủ yếu trong xã hội là người già và trẻ con. Xem xét các danh từ chỉ người già, chúng tôi còn nhận thấy sắc thái biểu cảm của những từ ngữ này được thể hiện khá rõ. Các từ: người lớn, già, người già, cụ, cụ mọ, lão đều được dùng với thái độ tôn trọng, kính nể của người bề dưới với người bề trên. Các từ: bà già, con già, con mẹ già, thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ của người nói với người đã lớn tuổi. Trong tác phẩm, đó là thái độ thiếu tôn trọng đối với bà Ảng của châu đoàn Cầm Vàng - một kẻ thuộc hàng con cháu với người đáng tuổi mẹ, tuổi bà của mình.

- Nói cho thật, con mẹ già kia! Nhà mày ở đâu? Thóc lúa chúng mày để

những đâu quanh các nương này? [tr.16]

- Con già Mường này nói rồ à? [tr.18]

Việc sử dụng từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm đó cho thấy sự mâu thuẫn giai cấp rất lớn giữa kẻ thống trị và người bị trị trong xã hội lúc bấy giờ.

Việc sử dụng nhiều từ người già cũng là phù hợp với cách nghĩ, quan niệm của người dân vùng cao coi người già là chỗ dựa tinh thần, là kho kinh nghiệm nên người trẻ thường hay nhắc đến trong suy nghĩ và lời nói của mình: Người già bảo, Mày thử về hỏi người già xem sao...

Trong tác phẩm, không phải những người trẻ tuổi không được nói đến, trái lại họ là lực lượng chính trong cuộc kháng chiến trường kì. Số lượng nhân vật là người trẻ tuổi không phải là ít, đó là: Nhấn, Mát, Ính, An, Bân, Mỵ, A Phủ, A Sử,...Tuy nhiên, theo lối trần thuật của tác giả và cách xưng gọi của người dân tộc, những người trẻ tuổi thường được gọi trực tiếp bằng chính tên của họ. Vì thế, dù số lượng nhiều, tham gia vào nhiều sự kiện nhưng số từ chỉ người trẻ qua tuổi tác lại ít hơn số từ chỉ người đứng tuổi và trẻ nhỏ qua tuổi tác.

c. Tiểu trường nghĩa chỉ người theo chức nghiệp, giai tầng

Các từ ngữ chỉ người qua chức nghiệp, giai tầng có nét gần gũi nhau. Không phải bao giờ chức nghiệp và giai tầng cũng được biểu thị bằng các từ khác nhau. Ví dụ, nông dân là từ chỉ một giai cấp nhưng cũng hàm chứa nét nghĩa nghề nghiệp bởi nông dân là những người sản xuất nông nghiệp. Giáo viên là từ chỉ nghề nghiệp nhưng đối lập với tổ trưởng, hiệu trưởng...lại có nghĩa chức vụ: giáo viên là chức thấp nhất trong giáo giới. Do đó chúng tôi xếp chung các từ ngữ chỉ chức nghiệp và từ chỉ giai tầng vào một trường lớn, sau đó sẽ xét theo trường nhỏ.

* Tiểu trường nghĩa chỉ người theo chức nghiệp

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy trong tác phẩm Truyện Tây Bắc

có 38 từ thuộc trường nghĩa nghề nghiệp với tổng số 356 lần xuất hiện, chiếm 8.9% số lần xuất hiện của các danh từ thuộc trường nghĩa người. Trong số đó chiếm số lượng nhiều nhất là những từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quân sự: 31 từ ( chiếm 81.6% các từ thuộc lĩnh vực nghề nghiệp) với 345 lần xuất hiện (chiếm 97% số lần xuất hiện của các từ thuộc trường nghĩa nghề nghiệp). Tác giả đã dùng một số lượng rất phong phú các từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quân sự, với số lần xuất hiện cao. Căn cứ vào nội dung ý nghĩa của từ, có thể xếp những từ ngữ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quân sự vào 2 nhóm: các danh từ chỉ lực lượng quân ta và các DT chỉ lực lượng quân địch. Ứng với mỗi đối tượng người phục vụ trong quân đội, nhà văn có một cách gọi khác nhau, thậm chí có nhiều cách gọi cho cùng một đối tượng. Có 119 lần xuất hiện các DT chỉ lực lượng quân ta. Đó là các từ: cán bộ, Việt

Minh, bộ đội, võ trang, du kích, dân công, vận tải... trong đó từ bộ đội được

lặp lại 68 lần (chiếm 16.2% số lần xuất hiện của các từ thuộc trường nghĩa nghề nghiệp).

Có 226 lần xuất hiện các DT và DN chỉ những kẻ thực dân xâm lược và tay sai. Đó là các từ: lính, Tây, giặc, thằng Tây, quân giặc, giặc cướp, lính

Tây, Tây đen, Tây trắng, bọn Tây, giặc thổ ác....Từ lính được sử dụng với tần số cao nhất: 134 lần (chiếm 37.6% số lần xuất hiện của các từ thuộc trường nghĩa nghề nghiệp). Từ Tây được lặp lại 87 lần. Những từ này được dùng với thái độ coi thường, khinh bỉ, căm ghét. Trong bài hát Kể cho chồng đi lính

cho Tây nghe tội ác thằng Tây ở Chiềng Cuội do người dân tự sáng tác để hát

lên trong những lúc buồn khổ nhất, giặc Tây vẫn được nhắc đến một cách căm giận, oán hờn. Hay trong mọi lời nói, suy nghĩ của người dân, cách gọi những đối tượng này đều ẩn chứa thái độ khinh miệt rất rõ:

Con ơi! Thằng Tây không làm nổi cái đồn Lạn Phạ, thằng Tây phải chạy

hết về rồi [tr.87].

Ngoài bọn thực dân, trong lực lượng đối nghịch còn có một bộ phận là những người dân hoặc là bị ép, bị bắt đi làm lính hoặc là bọn quan lại, địa chủ phong kiến bán nước, tự nguyện làm tay sai cho giặc. Để chỉ những người phục vụ trong hàng ngũ của địch, nhà văn dùng các từ ngữ: nguỵ, lính nguỵ, nguỵ binh, lính khố đỏ, lính áo dài, lính tuần, lính dõng, lính ba chui, lính ốp,

lính đồn...Những cách gọi khác nhau ấy cho thấy sự am hiểu của nhà văn về

các hạng người, loại người khác nhau trong xã hội, đặc biệt là bè lũ bán nước và cướp nước:

- Lính tuần đêm ngày sùng sục vào làng, đàn bà con gái lại phải trốn đi

nằm rừng. Lính mà bắt được ai, chẳng bằng lòng nó cũng khiêng. [tr.46]

- Thế là có nhiều người dại cứ xô đi khố xanh, đi dõng, đi lính lô cô (lính

của châu đoàn, chánh tổng), anh nào khoẻ mà hám lương to, liều chết thì Tây

xui đi khố đỏ, đi lính nhảy dù com măng đô. [tr.47]

Các DT chỉ người qua nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quân sự góp phần làm phong phú hệ thống ngôn ngữ của tác phẩm, đem đến cho người đọc cảm nhận một cách chân thực, chính xác về những đối tượng mà nhà văn đề cập đến như vốn có trong đời thường. Qua đó, độc giả cũng hiểu được rằng, viết về người lính, về chiến tranh chính là điều mà ngòi bút nhà văn đang hướng tới.

Ngoài 31 từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quân sự, nhà văn còn sử dụng một số từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khác như: thợ, phường săn, lái xuôi,

thầy mo, thầy cúng... Những từ này có số lượng và tần số xuất hiện rất thấp (6

từ, 11 lần, chiếm 19% các từ thuộc lĩnh vực nghề nghiệp). Điều đó một lần nữa càng khẳng định rõ hơn: nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là những người dân tham gia kháng chiến và những kẻ đối địch - bọn xâm lược và bè lũ bán nước. Đề tài chiến tranh là vấn đề nhà văn quan tâm khai thác nhiều nhất. * Tiểu trường nghĩa chỉ người theo giai tầng

Ở tiểu trường này, chúng tôi thống kê được 41 từ với 351 lần xuất hiện. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: các DT chỉ giai tầng đã phản ánh rất rõ về 2 giai tầng chính tồn tại trong xã hội thực dân phong kiến, đó là giai tầng thống trị và giai tầng bị trị. Đại diện cho giai tầng thống trị là bọn quan lại địa chủ phong kiến như: vua, quan, tri châu, lí dịch, lí trưởng, chúa đất, phó

phìa, chánh phìa, quan bang, quan châu, thống lí.... 24 DT biểu thị giai tầng

này được lặp lại 195 lần. Các DT không chỉ phản ánh các chức quan dưới chế độ phong kiến nói chung mà còn mang đậm màu sắc dân tộc miền núi, chỉ có quan lại phong kiến miền núi mới được gọi với những cái tên như thế: ông

chiảo mường cũ, kỳ mục, tạo bản, phó phìa,.... Đa số những người mang chức

quan này thực chất chỉ là tay sai, là công cụ đắc lực cho bọn thực dân, chỉ rất ít người trong số họ giống như ông Tạo On còn mang những day dứt, trăn trở khi chứng kiến những người đồng bào đồng chí của mình bị dồn đuổi hay cướp bóc.

Bên cạnh DT chỉ chức quan thuộc giai tầng thống trị, trong tác phẩm còn có 17 DT chỉ giai tầng bị trị (xuất hiện 156 lần): cuông, phu, cu ly, người hầu,

người dõng, dân, nhân dân...Họ là những người dân thấp cổ bé họng dưới đáy

xã hội phải chịu một lúc hai tầng áp bức: phong kiến và thực dân.

Như vậy ở trường nghĩa giai tầng, tác giả đã sử dụng nhiều DT chỉ giai tầng thống trị và các DT chỉ giai tầng bị trị. Sự phong phú về từ ngữ một mặt

cho thấy vốn hiểu biết sâu sắc của tác giả về lịch sử, văn hoá, mặt khác phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp để giành quyền sống của hai lực lượng đối địch trong xã hội: nông dân và địa chủ, bọn bán nước và cướp nước với những con người quyết tâm bảo vệ đất nước.

d. Tiểu trường nghĩa chỉ người qua quan hệ thân tộc

Chúng tôi đã thống kê được 22 từ ngữ thuộc TN chỉ người qua quan hệ thân tộc với 1017 lần xuất hiện (chiếm 25.2% số lần xuất hiện của các DT, DN thuộc TN người).

Nhìn chung các danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tác phẩm đều biểu thị mối quan hệ ruột thịt gần gũi giữa những người trong gia đình: ông, bố, mẹ,

con, anh, chị, em, cô, cậu, vợ, chồng, con gái, con rể,..Trong số 1017 từ ngữ

có 481 lần các nhân vật dùng từ thân tộc để xưng hô ngoài gia đình. Có hai trường hợp sử dụng từ thân tộc để xưng hô ngoài gia đình, họ tộc. Thứ nhất là

xưng hô thân tộc hóa (người nói mượn một quan hệ thân tộc, tự đặt mình và

người tiếp thoại của mình vào rồi dùng từ thân tộc để tự xưng và đối xưng). Trong tác phẩm đó là cách xưng hô giữa Bân và ông Mờng: con – bố; giữa Ính và Bân: em – anh rể; giữa người lính dõng và ông Mờng: con – bố....Các nhân vật đã mượn từ thân tộc để xưng hô mặc dù giữa họ không có mối quan hệ gia đình, họ tộc. Cách thứ hai khi dùng từ thân tộc để xưng với người ngoài gia đình gọi là xưng hô phi thân tộc (người nói không đặt mình với tiếp thoại của mình vào một quan hệ thân tộc nào, tự xưng và đối xứng như người ngoài xã hội với nhau). Đó là cách xưng hô giữa hai người bạn chí thiết (ông Mờng và ông Tạo On): tôi – ông; xưng hô giữa Bân và Ính: tôi – cô; xưng hô giữa Ính và Bân: tôi – anh. Trong đó, từ ông có tần số lặp lại nhiều nhất (241 lần), tiếp theo là từ (108 lần), từ anh ( 73 lần).

Trong số 536 lần xuất hiện các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc giữa những người trong gia đình, họ tộc, từ bốcon được sử dụng nhiều nhất. Từ con

hai từ chỉ mối quan hệ ruột thịt giữa bậc sinh thành và những người con: con

gái, con trai, con dâu, con rể...Trong tác phẩm, đó là mối quan hệ ruột thịt

giữa ông Mờng với ba người con: Mát, Ính, An; cha con ông Tạo On và Bân; cha con Mỵ; cha con nhà thống lí Pá Tra và A Sử...Trong số 3 truyện ngắn, chỉ có Cứu đất cứu mường đề cập đến mối quan hệ mẹ - con, vì thế từ mẹ có tần số lặp lại ít hơn (44 lần). Chủ yếu nói về tính cách, cuộc đời của những người con trong mối quan hệ với người cha là đặc điểm riêng của tập truyện ngắn này. Điều đó cũng là phù hợp với quan điểm, suy nghĩ của người dân miền núi thời phong kiến còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

e. Tiểu trường nghĩa chỉ người qua quan hệ xã hội

Từ nguồn tư liệu, chúng tôi thống kê được 15 DT chỉ người qua quan hệ xã hội với 241 lần xuất hiện. Có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau giữa các

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)