Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 101 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV đáp ứng mục tiêu đào tạo của Trường CĐKTKT Điện Biên giai đoạn 2013 - 2020, chúng tôi tiến hành xin ý kiến CBQL, các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.

Tổng số người xin ý kiến: 46 người.

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 39 người. Đại học 7 người. Thâm niên công tác trung bình: 15 năm.

Để phân tích kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, tác giả đã mã hóa thang điểm từ 1 đến 3 tương các mức độ:

- Rất cấp thiết/ Rất khả thi tương ứng với 3 điểm - Cấp thiết/ Khả thi tương ứng với 2 điểm - Không cấp thiết/ Không khả thi tương ứng với 1 điểm Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cấp thiết của các giải pháp phát triển ĐNGV

TT Nội dung các biện pháp

Số ngƣời đánh giá theo từng tiêu chí Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm trung bình Xếp thứ bậc 1

Bồi dưỡng nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghề nghiệp cho giảng viên

36 6 4 2,69 7

2

Lập kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển của Trường

40 3 3 2,80 3

3

Đổi mới, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển chọn

giảng viên 37 6 3 2,72 6

4 Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên 38 4 4 2,73 5 5 Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên 41 2 3 2,82 2

6 Hoàn thiện chế độ chính sách đối với giảng viên 38 5 3 2,76 4

7

Tổ chức cho giảng viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và NCKH

Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV

TT Nội dung các biện pháp

Số ngƣời đánh giá theo từng tiêu chí

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm trung bình Xếp thứ bậc 1

Bồi dưỡng nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghề nghiệp cho giảng viên

37 5 4 2,71 5

2

Lập kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển của Trường

38 4 4 2,73 4

3

Đổi mới, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển chọn giảng viên

37 4 5 2,69 6

4 Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên 36 5 5 2,67 7

5 Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá

đội ngũ giảng viên 39 3 4 2,76 3

6 Hoàn thiện chế độ chính sách

đối với giảng viên 41 3 2 2,84 2

7

Tổ chức cho giảng viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và NCKH

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Hiệu số Điểm trung bình Xếp thứ Điểm trung bình Xếp thứ di d2 1 Bồi dưỡng nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghề

nghiệp cho giảng viên 2,69 7 2,71 5 2 4

2

Lập kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp

với sự phát triển của Trường 2,80 3 2,73 4 1 1

3

Đổi mới, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển chọn giảng viên

2,72 6 2,69 6 0 0

4 Sử dụng hợp lý đội ngũ

giảng viên 2,73 5 2,67 7 2 4

5 Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên 2,82 2 2,76 3 1 1

6 Hoàn thiện chế độ chính

sách đối với giảng viên 2,76 4 2,84 2 2 4

7

Tổ chức cho giảng viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và NCKH

2,89 1 2,91 1 0 0

Với kết quả tổng hợp trong bảng ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman như sau:

2 2 7 1 ( 1) di R n n

Trong đó: - di: hiệu số các giá trị thứ tự. - n: Số các biện pháp đề xuất Thay các giá trị ta có: 2 7*(4 1 0 4 1 4 0) 1 0.71 7*(7 1) R

Kết quả thu được hệ số R = 0,71 đã khẳng định mức độ cấp thiết, mức độ khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐKTKT Điện Biên mà chúng tôi đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ. Mức độ giữa cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp là phù hợp.

Kết quả kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV trường CĐKTKT Điện Biên giai đoạn 2013 - 2020 cho thấy đa số các nhà lãnh đạo, quản lý tham gia khảo sát đều đánh giá các giải pháp nêu trên có tính cấp thiết và tính khả thi đối với quá trình phát triển ĐNGV. Như vậy, các biện pháp đề xuất về phát triển ĐNGV hoàn toàn phù hợp với giả thiết của đề tài đề cập đến và đi đúng hướng, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của chương 2, trong chương này tác giả luận văn đã đề cập đến những vấn đề sau:

Nêu định hướng về việc phát triển đội ngũ giảng viên và các nguyên tắc đề xuất biện pháp.

Đưa ra 7 biện pháp chính nhằm phát triển ĐNGV trường CĐKTKT Điện Biên, trong đó biện pháp đề nghị kế thừa nhưng có sửa đổi bổ sung thêm nhiều nội dung mới.

Các biện pháp như đã trình bày trên đều có tính khả thi và tầm quan trọng. Mỗi biện pháp là một phần cấu thành hệ thống các biện pháp, kết quả của biện pháp này là cơ sở, là tiền đề và điều kiện để thực hiện các biện pháp khác. Do vậy cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên thì mới đem lại kết quả, tuy nhiên trong từng giai đoạn cụ thể nhà trường có những cân nhắc để xếp thứ tự các biện pháp ưu tiên thực hiện.

Để đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát ý kiến của 46 cán bộ quản lý, giảng viên. Kết quả bước đầu các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao.

Tin tưởng rằng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu ở trên, với các điều kiện và tiềm năng của Trường, nhất định chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển của Nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn, phân tích thực trạng biện pháp phát triển ĐNGV trường CĐKTKT Điện Biên tác giả rút ra một số kết luận sau:

Giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà, nếu có sự phối hợp về đường lối phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thì cần đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ nhà giáo nói riêng.

Phát triển đội ngũ giảng viên là thực hiện các chuỗi công việc nhằm mở rộng về quy mô và bổ sung về chiều sâu cho đội ngũ, xây dựng đội ngũ phát triển mang tính bền vững, đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của Trường trong từng giai đoạn.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường CĐKTKT Điện Biên đã và đang rất quan tâm đến vấn đề phát triển ĐNGV. Lãnh đạo nhà trường cũng đã thực hiện một số giải pháp để phát triển đội ngũ, tuy nhiên qua nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường đang thực hiện cũng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định về hình thức thực hiện, nội dung thực hiện, vì vậy kết quả sau quá trình thực hiện chỉ dừng lại ở việc giải quyết các nhu cầu trước mắt. Để thực hiện được mục tiêu phát triển Trường giai đoạn tới thì cần có những biện pháp mang tính chiến lược, hiệu quả và tích cực hơn để phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ĐNGV trường CĐKTKT Điện Biên giai đoạn 2013 - 2020. Biện pháp 1. Bồi dưỡng nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghề nghiệp cho giảng viên.

Biện pháp 2. Lập kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển của Trường.

Biện pháp 3: Đổi mới, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển chọn giảng viên.

Biện pháp 4. Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên.

Biện pháp 5. Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên. Biện pháp 6. Hoàn thiện chế độ chính sách đối với giảng viên.

Biện pháp 7. Tổ chức cho giảng viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và NCKH

Những biện pháp nêu trên đã được chúng tôi thăm dò ý kiến của các đồng chí CBQL, một số GV và cho kết quả tích cực. Điều đó giúp chúng tôi có cơ sở ban đầu để xác định:

Đã đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn. Các biện pháp chúng tôi đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Tuy nhiên những biện pháp chúng tôi nêu ra chỉ là những đề xuất bước đầu dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, do vậy trong quá trình thực hiện cần tiếp tục theo dõi, bổ sung và hoàn thiện.

2. Khuyến nghị

* Đối với UBND tỉnh Điện Biên

Cần quan tâm hơn nữa đến trường CĐKTKT Điện Biên, hàng năm tăng cường chỉ tiêu biên chế và nguồn vốn kinh phí để cử giảng viên đi đào tạo nâng cao và đào tạo lại, tăng chỉ tiêu biên chế đặc biệt đối với các chuyên ngành mới còn thiếu nhiều giảng viên để nhà trường nhanh chóng ổn định và phát triển đủ chuẩn theo điều lệ trường cao đẳng và tăng cường cơ sở vật chất như giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, trang thiết bị dạy học, ký túc xá HSSV… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi năm học.

* Đối với Trường CĐKTKT Điện Biên

Cần đầu tư các điều kiện cần thiết để thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên (đặc biệt là biện pháp tăng cường công tác bồi dưỡng ĐNGV).

Nghiên cứu xây dựng đề án quy hoạch tổng thể phát triển nhà trường đến năm 2020 theo hướng ổn định số ngành đào tạo, chọn ngành nghề đào tạo mũi nhọn, thế mạnh của trường. Trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng, phát triển ĐNGV phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế của trường.

Khai thác thế mạnh trong quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ hỗ trợ về trang thiết bị hiện đại, về đào tạo cán bộ chuyên môn ở nước ngoài về chương trình giảng dạy. Qua đó nâng cao chất lượng đào tạo xứng đáng với vị trí là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi Tây Bắc.

* Đối với giảng viên của trường CĐKTKT Điện Biên

Đội ngũ giảng viên nhà trường cần nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí trách nhiệm của người giảng viên, phải vì quyền lợi của người học mỗi khi người giảng viên lên lớp. Từ đó tự giác chủ động không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng nhiệm vụ được giao và luôn có trách nhiệm cho sự xây dựng và phát triển của Nhà trường.

Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, biết và sử dụng thành thạo tin học, cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng hoàn thiện mình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường.

Ngoài nhiệm vị chính của giảng viên là đảm nhận công tác giảng dạy tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học, các giảng viên còn phải chủ động tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký đề tài, xây dựng đề cương thông qua hội đồng khoa học nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1996), Phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, NXB Giáo dục Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường Cao đẳng.

3. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí nhà trường, NXB Đại học sư phạm.

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

6. Vương Văn Chung (2012), Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc giai đoạn 2012 - 2020, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban

chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia. 11. Luật Giáo dục (2009), NXB Lao động.

12. Nguyễn Thành Sơn (2004), Một số biện pháp quản lí nhằm phát triển ĐNGV trường Đại học Hải Phòng đến năm 2010, Luận văn giáo dục thạc sĩ giáo dục Hà Nội

13. Tập thể tác giả (2002), Từ điển giáo dục, Hà Nội

14. Đặng Thị Thanh (2010), Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh trước yêu cầu hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học quản lý giáo dục.

15. Nguyễn Sơn Thành (2004), Một số giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Hải Phòng đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ khoa học quản lý giáo dục.

16. Từ Bá Thông (2005), “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây nguyên trong giai đoạn mới”,

luận văn thạc sĩ.

17. Thông tư số 36/2010/TT (2010), Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ- BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18. Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT/BNV-BGDĐT (2011), Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

19. Vũ Thị Kiều Trang (2002), “Biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường lên Đại học Công nghệ Giao thông vận tải”, Luận văn Thạc sĩ.

20. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

21. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu trƣng cầu ý kiến

Xin thầy cô cho ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Cách đánh giá (khoanh tròn vào con số thích hợp mà thầy, cô chọn): 5 =

Rất tốt; 4 = Tốt; 3 = Khá; 2 = Trung bình; 1 = Yếu

Stt Các tiêu chí đánh giá Đánh giá

1 Phẩm chất đạo đức nhà giáo 5 4 3 2 1

2 Trình độ chuyên môn 5 4 3 2 1

3 Năng lực sư phạm 5 4 3 2 1

4 Năng lực nghiên cứu khoa học 5 4 3 2 1

5 Thực hiện kế hoạch chương trình

giảng dạy 5 4 3 2 1

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV trƣờng CĐKTKT Điện Biên

Xin chào quý thầy, cô! để nghiên cứu, tìm biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 - 2020. Tôi rất mong có được sự đóng góp của quý thầy cô vào nghiên cứu này

thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Các thông tin chỉ dùng cho mục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 101 - 115)