Thực trạng công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 66 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV

Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đều xác định rằng công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ là việc làm thường xuyên và rất quan trọng

nhằm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên, là điều kiện để duy trì có chất lượng và hiệu quả sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo của Nhà trường. Trong những năm qua, công tác tuyển dụng và sử dụng của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Các giảng viên được bố trí giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo nên đã phát huy được năng lực sở trường, giúp họ yên tâm, nhiệt tình công tác.Nhà trường đã mạnh dạn bố trí những giảng viên trẻ có phẩm chất đạo đức tốt , năng lực chuyên môn giỏi, được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh tin yêu vào những vị trí cán bộ chủ chốt, phục trách các khoa chuyên môn.

2.3.2.1. Công tác tuyển dụng

Đối với công tác tuyển dụng, hàng năm nhà trường căn cứ vào yêu cầu quy hoạch và định hướng phát triển ngành nghề chuyên môn để xây dựng chỉ tiêu biên chế và xác định nhu cầu tuyển dụng. Đối tượng tuyển dụng từ nhiều nguồn như: Cán bộ từ các ngành chuyên môn kỹ thuật có trình độ, năng lực phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học có thành tích học tập tốt, có chuyên môn phù hợp.

Quy trình tuyển dụng được tiến hành theo quy định rất chặt chẽ, từ thông báo rộng rãi, tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các bước sơ tuyển, thi giảng, trình các cấp lãnh đạo xem xét quyết định. Nhìn chung, công tác tuyển dụng hàng năm cũng đã bổ sung một số cán bộ, viên chức theo yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên, công tác này thường kéo dài thời gian, còn phụ thuộc vào các cơ quan quản lý các cấp, cơ chế chính sách cũng chưa phù hợp nên thường tuyển dụng không đủ số lượng, chưa hợp lý về cơ cấu.

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng ĐNGV

TT Công tác tuyển dụng ĐNGV

Số ngƣời đánh giá theo từng

tiêu chí Điểm

TB

1 2 3 4 5

1

Thực hiện đánh giá quá trình tuyển dụng, sử dụng ĐNGV đúng quy định của nhà trường

0 2 23 31 26 3,98

2 Xây dựng được tiêu chí cụ thể

cho ĐNGV 0 0 27 34 21 3,92

3 Xây dựng cơ chế tuyển dụng ĐNGV 2 5 19 28 28 3,91

4

Sự thống nhất của tập thể lãnh đạo đến các khoa chuyên môn trong tuyển dụng ĐNGV

3 6 22 26 25 3,78

Điểm bình quân 3,89

Qua bảng 2.14.khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng ĐNGV của nhà trường cho thấy các tiêu chí 1,2,3 đều được đánh giá khá, tốt, tiêu chí 4 ở mức trung bình khá. Tuy nhiên chúng ta cần phải xây dựng cơ chế tuyển dụng hoàn thiện để công tác tuyển dụng được thực hiện tốt hơn.

2.3.2.2. Công tác sử dụng ĐNGV

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng công tác sử dụng ĐNGV TT Công tác sử dụng ĐNGV

Số ngƣời đánh giá theo từng

tiêu chí Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Bố trí sử dụng ĐNGV đúng

chuyên ngành đào tạo 1 8 15 26 32 3,97 2 Xây dựng được tiêu chí cụ thể

cho ĐNGV 0 0 27 34 21 3,92

3 Sự thống nhất của tập thể lãnh đạo đến các khoa chuyên môn trong sử dụng ĐNGV

0 4 16 29 33 4,10

Như vậy từ bảng 2.15. khảo sát thực trạng công tác sử dụng ĐNGV của nhà trường cho thấy các tiêu chí đều được đánh giá ở mức độ tốt cho thấy nhà trường đã làm tốt công tác sử dụng ĐNGV.

Tuy nhiên, trong công tác tuyển dụng, sử dụng vẫn tồn tại một số bất cập cần điều chỉnh bố trí sắp sếp cho hợp lý hơn nữa như:

Chưa cân đối giữa tỷ lệ giảng viên đang tham gia giảng dạy với giảng viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy nhiều giảng viên vừa đi học vừa tham gia giảng dạy dẫn đến hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, chất lượng giảng dạy không cao.

Do giảng viên đi nâng cao trình độ khá đông (trong năm 2013 Nhà trường có 119 lượt cán bộ, viên chức tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên tất cả các loại hình đào tạo) dẫn đến thiếu giáo viên giảng dạy. Vì thế có một số giảng viên phải dạy vượt quá mức giờ quy định của nhà nước nên chất lượng chuyên môn thấp, tạo sự bất lợi cho cả Nhà trường và giảng viên.

Trong phân công giảng dạy, công tác chuyên môn còn thiếu khoa học, đôi khi thời khoá biểu còn chồng chéo, bất hợp lý gây ra tình trạng có thời điểm giảng viên phải dạy quá nhiều giờ, có giảng viên dạy liên tục mấy ngày liền, có thời điểm lại phải nghỉ quá dài ngày. Thực trạng trên phản ảnh những bất cập từ nhiều phía, có cả yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn cho công tác bố trí, sử dụng giảng viên, nhiều khi làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy - giáo dục của năm học.

Một số giảng viên đi nâng cao trình độ nhưng chưa đúng chuyên ngành đã được đào tạo, khi kết thúc khóa học trở về ít được sử dụng với chuyên ngành mà nhà trường cần.

Chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng ĐNGV mang tính kế thừa giữa giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và giảng viên trẻ mới ra trường trong giảng dạy và quản lý lớp học.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)