8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng, quy hoạch phát triển ĐNGV
Trong những năm qua, công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên của Nhà trường đã được Đảng ủy, BGH thường xuyên quan tâm, chỉ đạo. Quán triệt các quan điểm đến tập thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cũng như toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên. ĐNGV để nhận thức được vai trò của họ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, vì chính họ là lực lượng trực tiếp thực thi các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường.
Để thực hiện đề án quy hoạch phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015, định hướng 2020 theo Quyết định của UBND tỉnh Điện Biên. Để đánh giá thực trạng về công tác xây dựng và phát triển ĐNGV của Nhà trường chúng tôi dùng phiếu khảo sát theo phụ lục số 2 gồm 82 phiếu cho CBQL, giảng viên của Nhà trường.
Mức cho điểm đánh giá phiếu khảo sát theo thang bậc 5 được mô tả như sau: Mức 1: Đánh giá là yếu Mức 2: Đánh giá là trung bình Mức 3: Đánh giá là khá Mức 4: Đánh giá là tốt Mức 5: Đánh giá là rất tốt Kết quả như sau:
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
TT Công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV
Số ngƣời đánh giá theo
từng tiêu chí Điểm TB
1 2 3 4 5
1
Xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đủ về cơ cấu về số lượng, chất lượng
0 7 22 25 28 3.93
2
Đề ra những giải pháp thực hiện quy hoạch, có đánh giá tổng kết kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với định hướng phát triển Trường
5 10 26 23 18 3,47
3 Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên 0 5 30 28 19 3,74
4 Xây dựng chính sách ưu tiên trong
quy hoạch giảng viên 2 7 27 29 17 3,63
Theo số liệu bảng 2.13 cho thấy công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường thể hiện ở các tiêu chí đều đánh giá ở mức yếu, trung bình và khá. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đủ về cơ cấu về số lượng, chất lượng chỉ ở mức trung bình khá, điều này cho thấy lãnh đạo Nhà trường cần phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường đáp ứng với nhu cầu hiện tại.
Từ tháng 4/2008 Nhà trường được nâng cấ từ trường Trung học lên thành trường Cao đẳng. Trong những năm qua, Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tuyển dụng và quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nhưng còn nhiều hạn chế như: một số ngành cần tuyển dụng gặp nhiều khó khăn (xây dựng, địa chính, luật), một số CB đi nâng cao trình độ xong lại xin chuyển trường…
Việc đề ra những giải pháp có đánh giá tổng kết kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với định hướng phát triển Trường, xây dựng chính sách ưu tiên trong quy hoạch giảng viên được đánh giá ở mức trung bình khá. Vì vậy, những vấn đề này cần được quan tâm kịp thời để phát triển ĐNGV của Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo được tốt hơn.
Trên cơ sở phân tích thực trang ĐNGV hiện có của Nhà trường, để thực hiện thắng lợi mục tiêu quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường giai đoạn 2013 - 2020. Đảng ủy, BGH thường xuyên phải coi trọng việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng để xây dựng kế hoạch và sử dụng mang tính chiến lược và dự báo mang tính đón đầu.