Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 51 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên

Diện tích đất của trường được nhà nước cấp: 67.675,42m2. Trong đó: + Cơ sở 1: Phục vụ cho làm việc, giảng dạy, học tập, ăn ở của HS - SV với diện tích 21.544,4 m2

.

+ Cơ sở 2: Phục vụ cho thực hành, lao động rèn nghề của HS - SV và nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học lĩnh vực nông - lâm nghiệp với diện tích 46.131,02m2.

- Diện tích sàn xây dựng:

+ Diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo: 10268.604 m2 + Diện tích sàn xây dựng ký túc xá của trường: 5922 m2

Hiện tại nhà trường mới được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp bổ sung quỹ đất 21,7 ha để xây dựng, phát triển trường theo đề án đã được phê duyệt.

Hội trường 500 chỗ; Kè đá mặt đường 279, tường bao; Nhà Ký túc xá Lào 3 tầng với 24 phòng ở; Nhà làm việc 5 tầng.

Hiện nay, nhà trường có phòng thí nghiệm hoá sinh, phòng thực hành kế toán phục vụ thiết thực cho việc thực hành, thực tập của học sinh. Hai phòng máy tính với hơn 60 máy, các phòng làm việc cũng được trang bị máy tính thế hệ mới, hiện đại vừa phục vụ việc giảng dạy tin học vừa đáp ứng nhu cầu quản lý trong nhà trường. Thư viện với hơn một vạn cuốn sách, giáo trình, tài liệu phục vụ chuyên môn và hơn 20 đầu báo tạp chí khoa học.

Bảng 2.4.Công khai điều kiện đảm bảo chất lƣợng nhà trƣờng năm 2013

Stt Nội dung ĐVT Tổng số

I Diện tích đất đai cơ sở đào tạo quản lý sử dụng ha 6.7

II Số cơ sở đào tạo cơ sở 2

III Diện tích xây dựng m2 10268.604

IV Giảng đƣờng/phòng học m2 3302 1 Số phòng học phòng 25 2 Diện tích m2 132.08 V Diện tích hội trƣờng m2 1332 VI Phòng máy tính 1 Diện tích m2 120

2 Số máy tính sử dụng được máy tính 60

3 Số máy tính nối mạng ADSL máy tính 60

VII Phòng học ngoại ngữ

1 Số phòng học phòng

2 Diện tích m2

3 Số thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên dùng (tên các

Stt Nội dung ĐVT Tổng số VIII Thƣ viện 1 Diện tích m2 322 2 Số đầu sách quyển 8300 IX Phòng thí nghiệm 1 Diện tích m2 58

2 Số thiết bị thí nghiệm chuyên dùng (tên các thiết bị,

thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nước sản xuất) thiết bị 4

X Xƣởng thực tập, thực hành

1 Diện tích m2 1121.9

2

Số thiết bị thí nghiệm chuyên dùng (tên các thiết bị,

thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nước sản xuất) thiết bị 12

XI Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

1 Số sinh viên ở trong KTX sinh viên 117

2 Diện tích m2 1080

3 Số phòng phòng 27

4 Diện tích bình quân/sinh viên

m2/sinh

viên 9.2

XII

Diện tích nhà ăn sinh viên thuộc cơ sở đào tạo

quản lý m

2

298.9

XII Diện tích nhà văn hóa m2 1293

XIII Diện tích nhà thi đấu đa năng m2 332

XIV Diện tích bể bơi m2

XV Diện tích sân vận động m2 1000

2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trƣờng CĐKTKT Điện Biên

2.2.1. Thực trạng về số lượng, cơ cấu của đội ngũ giảng viên

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đội ngũ giảng viên trường CĐKTKT Điện Biên những chuyển biến, số lượng giảng viên ngày một tăng lên, tỷ tệ thuận với đội ngũ giảng viên có chất lượng, có trình độ cao cũng được tăng lên đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

Về đội ngũ giảng viên, cán bộ,viên chức của Trường tính đến 15/12/2013 có tổng số 158 giảng viên, cán bộ, viên chức. Trong đó:

- Giảng viên: 113 người (viên chức quản lý tham gia giảng dạy, giảng viên tại các khoa) chiếm 71,5%.

- Cán bộ, viên chức phục vụ đào tạo: 45 người chiếm 28,5%.

Bảng 2.5. Số lượng đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà trường từ năm 2008 - 2013

Năm Tổng số

Cán bộ, viên chức trong toàn trƣờng

Giảng viên Tỷ lệ % Viên chức phục

vụ đào tạo Tỷ lệ % 2008 109 78 71,6 31 28,4 2009 114 82 74,6 32 25,4 2010 137 96 70,1 41 29,9 2011 143 100 69,9 43 30,1 2012 154 108 70,1 46 29,9 2013 158 113 71,5 45 28,5

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường CĐKTKT Điện Biên)

Qua kết quả thống kê về sự phát triển số lượng giảng viên của Trường CĐKTKT Điện Biên trong 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2013 tổng số cán bộ, giảng viên tăng lên đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

Cơ cấu đội ngũ giảng viên

* Cơ cấu về độ tuổi

Bảng 2.6. Cơ cấu độ tuổi giảng viên theo độ tuổi

Năm Tổng số GV

< 30 tuổi 31- 40 tuổi 41-50 tuổi 51 - 60 tuổi

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2008 78 40 51,2 30 38,5 4 5,1 4 5,1 2009 82 9 11 58 30,5 9 11 6 7,3 2010 96 23 27,1 57 59,4 9 9,4 7 7,3 2011 100 32 32 68 68 9 9 7 7 2012 108 38 35,2 54 50 9 8,3 7 6,5 2013 113 55 48,7 44 38,9 8 7,1 6 5,3

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường CĐKTKT Điện Biên)

Như vậy, ở độ tuổi 51 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là số giảng viên có thâm niên nghề nghiệp cao, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cương vị chủ chốt lãnh đạo của Nhà trường.

Số giảng viên độ tuổi từ 41 - 50: Đây là lực lượng nòng cốt vì phần lớn giảng viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn quy định, độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Trong số đó có trình độ Thạc sĩ và vẫn còn khả năng tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giảng viên, giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm cần phải phân loại đội ngũ giảng viên này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu khoa học... để có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phù hợp.

Số giảng viên có độ tuổi từ 31 - 40: chiếm tỷ lệ khá lớn, phần lớn trong số này có thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm giảng dạy, có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình hăng say công tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh tri thức hiện đại.

Số giảng viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong từng giai đoạn. Số giảng viên này là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của nhà trường, với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học, là lực lượng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của nhà trường trong tương lai. Phần lớn đội ngũ này được tuyển dụng trong những năm trở lại đây, đó là những sinh viên khá, giỏi được đào tạo từ các trường đại học lớn trong nước. Số giảng viên này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn tới. Với sức trẻ, nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vươn lên nhanh chóng. Hạn chế lớn nhất của số giảng viên dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, họ chưa được rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Điều này có thể khắc phục được nếu các cấp quản lý trong trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đầu đàn, có trình độ chuyên môn cao quan tâm giúp đỡ để họ phát triển. Cần phải tiếp tục tăng cường, bổ sung lực lượng giảng viên trẻ để vừa đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nhất là việc bổ sung giảng viên ở những ngành nhiều học sinh - sinh viên, kịp thời thay thế số giảng viên sắp đến tuổi về hưu, đồng thời góp phần trẻ hoá đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên việc tăng cường, bổ sung đội ngũ giảng viên cần phải được tiến hành đúng quy chế, quy trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng.

* Cơ cấu về thâm niên giảng dạy

Bảng 2.7. Cơ cấu về thâm niên giảng dạy (tính đến 20/12/2013)

Tổng số <5 năm 5 - 10 năm 11- 20 năm 21 - 30 năm 31 - 40 năm

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

113 40 35,4% 39 34,5% 27 23,9% 03 2,7% 04 3,5%

Kết quả thống kê trên cho thấy: Số GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao (35,4%) trong tổng số đội ngũ GV của nhà trường. Hầu hết số GV này mới được tuyển dụng trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chưa thật sự ổn định... Vì vậy trong quản lý, các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để đội ngũ giảng viên trẻ phát huy được những mặt mạnh của mình.

Số giảng viên có thâm niên từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ khá lớn: 34,9%, đây là điều kiện rất thuận lợi trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cốt cán, giảng viên đầu đàn trong tương lai của nhà trường.

Số giảng viên có thâm niên từ 11 - 20 năm chiếm tỷ lệ 23,9%, đây là số giảng viên thường có độ tuổi 35 - 45, họ đã ổn định gia đình và thường chuyên tâm đến vấn đề giảng dạy nghiên cứu, học tập.

Số giảng viên có thâm niên từ 21 - 30 năm chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ nhỏ, tuy nhiên đây là đội ngũ giảng viên của trường đang trong độ chín cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề; Giảng viên có thâm niên từ 31 năm trở lên là 3,5 % đây là những giảng viên có tuổi đời cao nên điều kiện để họ tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ hạn chế, một số giảng viên còn ngại sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại. Đây là bài toán nan giải mà các nhà quản lý Trường CĐKTKT Điện Biên phải có kế hoạch bồi dưỡng, động viên nhất là việc sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp giảng dạy - vấn đề mà toàn ngành Giáo dục đang tích cực phấn đấu thực hiện.

* Cơ cấu về giới tính

Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một tổ bộ máy, tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức, cá nhân đó như thế nào.

Bảng 2.8. Bảng cơ cấu giảng viên theo giới tính (tính đến thời điểm 20/12/2013)

Tổng số Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%)

113 48 42,5 65 57,5

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường CĐKTKT Điện Biên)

Theo bảng tổng hợp này ta thấy tỷ lệ giảng viên nam là 42,5 %, giảng viên nữ là 57,5 %. Ta thấy tỷ lệ giảng viên nam so với nữ chênh lệch không nhiều: số giảng viên nữ chiếm lệ cao hơn nam giới. Tuy nhiên ở Trường còn có một số điểm đặc trưng sau:

- Tuổi đời của giảng viên nữ phần lớn dưới 35 tuổi việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản, nghỉ nuôi con ốm của các nữ giảng viên làm cho nhà trường luôn có nguy cơ thiếu giảng viên càng tăng.

- Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường phải chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới. Do thiên chức làm vợ, làm mẹ đã khiến phụ nữ phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dạy con. Cho nên sự đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của nhà trường là một ghi nhận về sự cố gắng lớn của phụ nữ (hiện số giảng viên nữ có trình độ Tiến sĩ, thạc sĩ và đang học cao học chiếm tới 58,2% số giảng viên có trình độ thạc sĩ của nhà trường). Trong công tác chủ nhiệm lớp và các công tác khác, với đức tính chu đáo, cẩn thận, chị em thường làm tốt hơn nam giới, đây là điểm mạnh của giảng viên nữ trong trường. Song một số giảng viên nữ còn có tư tưởng an phận, điều kiện và nhu cầu học tập ở trình độ cao ít. Vì thế trong công tác quản lý phát triển giảng viên nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện khả năng của giới để động viên khuyến khích giúp giảng viên nữ khắc phục được những khó khăn về giới để ngày càng vươn lên hơn nữa.

* Về phân bổ giảng viên theo khoa, môn

Giảng viên cơ hữu tại trường phân chia theo đơn vị khoa, phòng không có sự chênh lệch lớn. Song vì một số khoa vẫn thiếu giảng viên nên phải sử dụng giảng viên kiêm chức hoặc phải mời giảng viên thỉnh giảng.

2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên

* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn ĐNGV Trƣờng CĐKTKT Điện Biên (giai đoạn 2008 - 2013)

Năm Tổng số GV

Trình độ chuyên môn

Tiến sĩ Đang NCS Thạc sĩ Đang học thạc sĩ Đại học Cao đẳng

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 2008 78 7 8,9 4 5,1 71 91,1 2009 82 13 15,9 6 7,3 69 84,1 2010 96 1 1.04 17 17,7 12 12,5 78 81,3 1 1.04 2011 100 2 2 20 20 18 18 79 79 1 1 2012 108 5 4,6 35 32,4 28 25,9 72 66,7 1 0,9 2013 113 1 0,9 6 5,3 38 33,6 28 24,8 73 64,6 1 0,9

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường CĐKTKT Điện Biên)

Kết quả cho thấy, hàng năm số lượng giảng viên của Nhà trường tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên, nhất là các khóa sau đại học tăng dần theo từng năm.

Sự quan tâm trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ của Đảng bộ, Ban giám hiệu đã góp phần đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn phát triển chung của Nhà trường.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được những kết quả nhất định, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường vẫn còn những bất cập, cần phải điều chỉnh, bổ sung, có những hình thức khuyến khích, cơ chế đãi ngộ tài chính để giảng viên yên tâm học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

* Trình độ tin học - ngoại ngữ

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cũng là vấn đề cốt lõi đối với ĐNGV nhất là giảng viên trẻ dạy ở bậc Cao đẳng, các giảng viên sử dụng phương pháp dạy học hiện đại: trình chiếu, sử dụng viết giáo trình, tào liệu, đề cương bài giảng… Ngoài ra Giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm, đi du học trong và ngoài nước, là điều kiện bắt buộc trong việc nâng cao trình độ như: thi thạc sĩ, nghiên cứu sinh.

Bảng 2.10. Thống kê trình độ tin học của ĐNGV trường CĐKTKT Điện Biên Số

lƣợng

Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Đại học Thạc sĩ

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

113 4 3,5 30 26,5 16 14,2 9 8 1 0,9

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường CĐKTKT Điện Biên)

Về trình độ tin học: Nhà trường có 34 giảng viên có trình độ tin học trình độ B trở lên (Trình độ Tin học văn phòng). Số giảng viên có trình độ C tin

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 51 - 115)