Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 59 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên

* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn ĐNGV Trƣờng CĐKTKT Điện Biên (giai đoạn 2008 - 2013)

Năm Tổng số GV

Trình độ chuyên môn

Tiến sĩ Đang NCS Thạc sĩ Đang học thạc sĩ Đại học Cao đẳng

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 2008 78 7 8,9 4 5,1 71 91,1 2009 82 13 15,9 6 7,3 69 84,1 2010 96 1 1.04 17 17,7 12 12,5 78 81,3 1 1.04 2011 100 2 2 20 20 18 18 79 79 1 1 2012 108 5 4,6 35 32,4 28 25,9 72 66,7 1 0,9 2013 113 1 0,9 6 5,3 38 33,6 28 24,8 73 64,6 1 0,9

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường CĐKTKT Điện Biên)

Kết quả cho thấy, hàng năm số lượng giảng viên của Nhà trường tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên, nhất là các khóa sau đại học tăng dần theo từng năm.

Sự quan tâm trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ của Đảng bộ, Ban giám hiệu đã góp phần đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn phát triển chung của Nhà trường.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được những kết quả nhất định, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường vẫn còn những bất cập, cần phải điều chỉnh, bổ sung, có những hình thức khuyến khích, cơ chế đãi ngộ tài chính để giảng viên yên tâm học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

* Trình độ tin học - ngoại ngữ

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cũng là vấn đề cốt lõi đối với ĐNGV nhất là giảng viên trẻ dạy ở bậc Cao đẳng, các giảng viên sử dụng phương pháp dạy học hiện đại: trình chiếu, sử dụng viết giáo trình, tào liệu, đề cương bài giảng… Ngoài ra Giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm, đi du học trong và ngoài nước, là điều kiện bắt buộc trong việc nâng cao trình độ như: thi thạc sĩ, nghiên cứu sinh.

Bảng 2.10. Thống kê trình độ tin học của ĐNGV trường CĐKTKT Điện Biên Số

lƣợng

Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Đại học Thạc sĩ

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

113 4 3,5 30 26,5 16 14,2 9 8 1 0,9

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường CĐKTKT Điện Biên)

Về trình độ tin học: Nhà trường có 34 giảng viên có trình độ tin học trình độ B trở lên (Trình độ Tin học văn phòng). Số giảng viên có trình độ C tin học 16 người chiếm tỷ lệ 14,2%. Khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng các phần mềm như một phương tiện có hiệu quả vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn một số ít giảng viên lớn tuổi sử dụng máy tính không thường xuyên, đây là điểm còn hạn chế, bất cập. Từ đó ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, hiện đại hoá phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại với trình độ tin học hiện có của đội ngũ giảng viên.

Bảng 2.11. Thống kê trình độ Ngoại ngữ của ĐNGV trƣờng CĐKTKT Điện Biên Số lƣợng Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Đại học Thạc sĩ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 113 0 0 20 17,7 15 13,3 55 48,7 2 1,8

Về trình độ ngoại ngữ: đa số giảng viên có trình độ B ngoại ngữ tiếng Anh có đến 50 % ĐNGV có trình độ đại học Tiếng Anh. Tuy nhiên trình độ đạt được và khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều bất cập. Việc giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ không thường xuyên nên hiện nay phần lớn giảng viên hàng ngày không sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động và giao tiếp. Điều này ảnh hưởng đến con đường học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, đặc biệt là đào tạo ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chính việc hạn chế về khả năng ngoại ngữ đã làm cho một số giảng viên có tâm lý e ngại, an phận và tự đánh mất cơ hội, chỉ tiêu đào tạo hàng năm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan, bất kỳ quốc gia nào cũng đều bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối đó. Đây là một thực trạng rất đáng được quan tâm bởi Tin học và Ngoại ngữ là hai công cụ rất hữu ích để nâng cao trình độ chuyên môn, hoạt động giao lưu quốc tế, trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

* Nhận định đánh giá chung về chất lượng đội ngũ giảng viên

Qua điều tra phân tích số liệu thống kê hàng năm về đội ngũ giảng viên của Trường CĐKTKT Điện Biên trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu... ứng với các nội dung quy định về tiêu chuẩn các ngạch công chức giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng của ngành Giáo dục - Đào tạo, bên cạnh những điểm mạnh còn tồn tại một số bất cập chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của nhà trường hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo, cụ thể như sau:

Thứ nhất, vẫn còn một số ít chưa được đào tạo bài bản ở các trường sư phạm nên trình độ năng lực sư phạm chỉ đạt ở mức trung bình. Số giảng viên đạt trình độ tiến sỹ còn rất ít, số lượng giảng viên thạc sỹ chưa nhiều so với tổng số giảng viên.

Thứ hai, trình độ tin học của đội ngũ giảng viên Trường CĐKTKT Điện Biên hiện nay về văn bằng chứng chỉ đảm bảo, song một số giảng viên ít sử dụng máy tính và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Thứ ba, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên nhà trường đang là vấn đề cần phải quan tâm, nhất là thực tế giao tiếp trong hợp tác quốc tế.

Nguyên nhân của thực trạng trên đó là:

Việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng kịp thời so với yêu cầu của Trường.

Cơ chế, chính sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong những năm qua đã có những đổi mới nhưng chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được đội ngũ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, nhất là số giảng viên trẻ; giảng viên lớn tuổi xuất hiện tâm lý chung ngại học. Mặc dù nhà trường đã khuyến khích giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh, song các giải pháp đó còn chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ.

Một số giảng viên nhà trường còn yếu kém, đặc biệt là nhận thức chưa thoả đáng về yêu cầu đối với bản thân không cầu tiến, chậm đổi mới tư duy, ít năng động và sáng tạo trong hoạt động. Đồng thời đời sống cán bộ giảng viên còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên.

2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng CĐKTKT Điện Biên

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên, trong những năm qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường CĐKTKT Điện Biên Đã lãnh đạo, chỉ đạo Nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Bên cạnh đó, công tác phát triển đội ngũ giảng viên đã được lãnh đạo và CBGV nhà trường nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, tầm quan trọng nên đã tích cực tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ kế hoạch từng năm học.

Ngay từ khi thành lập trường, Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm thực hiện ngay việc sắp xếp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý từ BGH đến các phòng ban chức năng, các khoa và tổ chuyên môn dựa trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy, Điều lệ trường cao đẳng, bảo

đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn, nhằm phát huy cao nhất sở trường và sức công hiến của mỗi cán bộ, giảng viên trong trong nhà trường.

Lãnh đạo và các đoàn thể quần chúng trong nhà trường luôn xác định công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm cho hoạt động ổn định và phát triển nhà trường. Ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất, nội dung, chương trình đào tạo... Đặc biệt để thực hiện đề án quy hoạch phát triển Trường giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020 thành lập Trường Đại học Điện Biên. Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của nhà trường đó là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý à phát triển ĐNGV, đây là vấn đề then chốt, quyết định đến chất lượng đào tạo hay sự sống - còn của Nhà trường.

Để đánh giá chung về chất lượng ĐNGV Trường CĐKTKT Điện Biên, chúng tôi dùng phiếu thăm dò ý kiến của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý là 82 phiếu. Kết quả thăm dò chưng cầu ý kiến việc đánh giá thể hiện như sau:

Bảng 2.12. Thăm dò chất lƣợng ĐNGV Trƣờng CĐKTKT Điện Biên

Đánh giá (Điểm trung bình 1 là thấp nhất và 5 là cao nhất)

TT Tiêu chí đánh giá

Số ngƣời đánh giá theo từng tiêu chí Điểm TB 1 2 3 4 5 1 Phẩm chất đạo đức nhà giáo 0 0 20 52 10 3,88 2 Trình độ chuyên môn 3 3 20 37 19 3,80 3 Năng lực sư phạm 0 4 9 47 22 3,96

4 Năng lực nghiên cứu khoa học 15 18 22 15 12 2,89

5 Thực hiện kế hoạch chương

trình giảng dạy 2 16 9 29 26 3,74

6 Tham gia hoạt động chính trị

xã hội 0 15 19 20 28 3,74

Theo kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên trong Nhà trường cho thấy: chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường tương đối đảm bảo về chất lượng giảng dạy, đào tạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về mặt mạnh: ĐNGV của Nhà trường có phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt (đạt 77,6%), trình độ chuyên môn của ĐNGV rất tốt (đạt 74,1%), Thực hiện tốt kế hoạch chương trình giảng dạy (đạt 74,9%), năng lực sư phạm (đạt 81,2 %).

Giảng viên tham gia hoạt động chính trị xã hội: Trường CĐKTKT Điện Biên có ĐNGV trẻ chiếm khá lớn vì vậy ngoài công tác chuyên môn thì hoạt động xã hội cũng là lĩnh vực được các đoàn thể trong Nhà trường quan tâm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được ĐNGV tham gia nhiệt tình đông đảo. Hằng năm, hưởng ứng các ngaỳ lễ lớn trong năm do Bộ, Tỉnh, Ngành tổ chức ĐNGV Nhà trường đều tham gia đầy đủ.

Về mặt hạn chế: Về năng lực nghiên cứu khoa học chỉ đạt ở mức trung bình (đạt 57,8%). Công tác này đã được Đảng ủy, BGH quan tâm chỉ đạo trong những năm gần đây tuy nhien chưa có nhiều khởi sắc. Các đề tài nghiên cứu vẫn mang nặng tính lý thuyết, yếu vào vận dụng. Các đề tài nghiên cứu cấp trường còn ít nên việc lựa chọn các đề tài dự thi ở cấp cao còn hạn chế.

Nguyên nhân: Việc đầu tư kinh phí cho các đề tài nghiên cứu còn hạn chế. ĐNGV của Nhà trường tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn ít kinh nghiệm. Bên cạnh đó, trang thiết bị của Nhà trường chỉ đáp ứng được một phần nào đó việc dạy và học, chưa đáp ứng được công tác nghiên cứu khoa học.

2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng, quy hoạch phát triển ĐNGV

Trong những năm qua, công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên của Nhà trường đã được Đảng ủy, BGH thường xuyên quan tâm, chỉ đạo. Quán triệt các quan điểm đến tập thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cũng như toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên. ĐNGV để nhận thức được vai trò của họ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, vì chính họ là lực lượng trực tiếp thực thi các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường.

Để thực hiện đề án quy hoạch phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015, định hướng 2020 theo Quyết định của UBND tỉnh Điện Biên. Để đánh giá thực trạng về công tác xây dựng và phát triển ĐNGV của Nhà trường chúng tôi dùng phiếu khảo sát theo phụ lục số 2 gồm 82 phiếu cho CBQL, giảng viên của Nhà trường.

Mức cho điểm đánh giá phiếu khảo sát theo thang bậc 5 được mô tả như sau: Mức 1: Đánh giá là yếu Mức 2: Đánh giá là trung bình Mức 3: Đánh giá là khá Mức 4: Đánh giá là tốt Mức 5: Đánh giá là rất tốt Kết quả như sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

TT Công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV

Số ngƣời đánh giá theo

từng tiêu chí Điểm TB

1 2 3 4 5

1

Xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đủ về cơ cấu về số lượng, chất lượng

0 7 22 25 28 3.93

2

Đề ra những giải pháp thực hiện quy hoạch, có đánh giá tổng kết kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với định hướng phát triển Trường

5 10 26 23 18 3,47

3 Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên 0 5 30 28 19 3,74

4 Xây dựng chính sách ưu tiên trong

quy hoạch giảng viên 2 7 27 29 17 3,63

Theo số liệu bảng 2.13 cho thấy công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường thể hiện ở các tiêu chí đều đánh giá ở mức yếu, trung bình và khá. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đủ về cơ cấu về số lượng, chất lượng chỉ ở mức trung bình khá, điều này cho thấy lãnh đạo Nhà trường cần phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường đáp ứng với nhu cầu hiện tại.

Từ tháng 4/2008 Nhà trường được nâng cấ từ trường Trung học lên thành trường Cao đẳng. Trong những năm qua, Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tuyển dụng và quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nhưng còn nhiều hạn chế như: một số ngành cần tuyển dụng gặp nhiều khó khăn (xây dựng, địa chính, luật), một số CB đi nâng cao trình độ xong lại xin chuyển trường…

Việc đề ra những giải pháp có đánh giá tổng kết kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với định hướng phát triển Trường, xây dựng chính sách ưu tiên trong quy hoạch giảng viên được đánh giá ở mức trung bình khá. Vì vậy, những vấn đề này cần được quan tâm kịp thời để phát triển ĐNGV của Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo được tốt hơn.

Trên cơ sở phân tích thực trang ĐNGV hiện có của Nhà trường, để thực hiện thắng lợi mục tiêu quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường giai đoạn 2013 - 2020. Đảng ủy, BGH thường xuyên phải coi trọng việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng để xây dựng kế hoạch và sử dụng mang tính chiến lược và dự báo mang tính đón đầu.

2.3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV

Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đều xác định rằng công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ là việc làm thường xuyên và rất quan trọng

nhằm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên, là điều kiện để duy trì có chất lượng và hiệu quả sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo của Nhà trường. Trong những năm qua, công tác tuyển dụng và sử dụng của nhà

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 59 - 115)