Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV

Song song với sự phát triển về số lượng, Nhà trường cũng rất chú trọng đến việc làm thế nào để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và những kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ giảng viên, nhất là đối với các giảng viên mới tuyển. Để làm tốt công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV thì việc quy hoạch đội ngũ cán bộ, giảng viên là nội dung trọng tâm, đảm bảo cán bộ, giảng viên đi vào nền nếp, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Nhận thứ được tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng , từ năm 2008 - 2013 Nhà trường đã có chủ trương cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cụ thể:

Năm 2008: Thạc sĩ 04 người; Bồi dưỡng khác: 25 lượt người.

Năm 2009: Đại học: 04 người; thạc sĩ: 06 người; NCS: 01 người; Bồi dưỡng khác: 15 người.

Năm 2010: Trung cấp: 04 người; Đại học: 05 người, trên đại học: 15 người; Bồi dưỡng khác: 156 lượt người.

Năm 2011: Đại học: 04 người; trên đại học: 5 người; Bồi dưỡng khác: 4 người.

Năm 2012: Trung cấp: 01 người; Đại học: 01 người, trên đại học: 19 người; Bồi dưỡng khác: 10 lượt người.

Năm 2013: Trên đại học: 04 người; Bồi dưỡng khác: 16 lượt người. Mức cho điểm đánh giá phiếu khảo sát theo thang bậc 5 được mô tả như sau: Mức 1: Đánh giá là không bao giờ

Mức 2: Đánh giá là Thỉnh thoảng Mức 3: Đánh giá là Bình thường Mức 4: Đánh giá là thường xuyên Mức 5: Đánh giá là rất thường xuyên

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV

TT Công tác đào tạo bồi dƣỡng

Số ngƣời đánh giá theo

từng tiêu chí Điểm TB

1 2 3 4 5

1

Cử giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các chuyên ngành phù hợp với ĐNGV

0 0 15 31 36 4,25

2 Cử giảng viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ

sư phạm phục vụ công tác giảng dạy 0 12 22 25 23 3,71

3

Cử giảng viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu các chuyên ngành nhà trường đào tạo

4 7 26 29 16 3,59

4

Xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh phí cho giảng viên đi học khóa đào tạo, bồi dưỡng

0 0 21 39 22 4,01

5

Sử dụng hợp lý ĐNGV sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

4 8 19 26 25 3,73

6 Cử giảng viên đi nâng cao trình độ tin

học, ngoại ngữ 0 0 11 37 34 4,34

Điểm bình quân 3,93

Qua khảo sát thực trạng cho thấy việc cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh phí cho giảng viên đi học khóa đào tạo, bồi dưỡng, cử giảng viên đi nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ đều ở mức khá trở lên. Điều đó cho thấy Nhà trường đã dành quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV. Bên cạnh đó các tiêu chí cử giảng viên đi

bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phục vụ công tác giảng dạy, cử giảng viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu các chuyên ngành nhà trường đào tạo, sử dụng hợp lý ĐNGV sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ còn ở mức trung bình khá vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Qua đó Đảng ủy, BGH, các đơn vị trực thuộc cần xem xét đề xuất những giải pháp để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đào tạo bồi dưỡng ĐNGV. Đây là vấn đề hết sức thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo, là thước đo quan trọng xác định sự đóng góp của nhà trường và ĐNGV là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu đến chất lượng đào tạo. Vì vậy trong những năm tiếp theo nhà trường cần phải quyết tâm thực hiện tốt nhu cầu đào tạo bồi dưỡng CBQL, ĐNGV để ngày càng được khẳng định vị thế của nhà trường, một trong những trung tâm đào tạo khối ngành kinh tế, kĩ thuật của các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 70 - 72)