Biện pháp 5 Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 94 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5 Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá đội ngũ giảng viên nhằm chấn chỉnh nền nếp công tác của ĐNGV trong trường.

Sớm phát hiện được những sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, những nguyên nhân dẫn đến sai lệch đó. Ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực phát sinh trong ĐNGV gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của trường.

Đánh giá ĐNGV để xác định năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức và khả năng phát triển của ĐNGV; làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với ĐNGV trong nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá và phân loại giảng viên. Có chế độ khen thưởng, chính sách đối với giảng viên giỏi, phong tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp… Cần thể hiện xứng đáng vai trò, vị trí của ĐNGV. Các danh hiệu của Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua các cấp... phong tặng cho giảng viên với số lượng ít, nhiều khi chưa phản ánh đầy đủ vai trò, vị trí của ĐNGV nên chưa có tác dụng động viên. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện triệt để các chính sách hiện hành đối với giáo viên và thể chế hoá các chính sách đối với ĐNGV. Hiệu trưởng phải chỉ đạo việc đánh giá, luân chuyển và đề bạt giảng viên một cách khoa học theo kế hoạch đã được xây dựng từ trước.

Việc đánh giá giảng viên cần phải đạt được các tiêu chí: Đánh giá tác phong, nề nếp làm việc của giảng viên.

Đánh giá được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, từ đó xếp loại giảng viên để có chính sách bồi dưỡng đào tạo cho thích hợp.

Đánh giá được phẩm chất chính trị - tư tưởng phẩm chất nhà giáo của người giáo viên.

Để việc đánh giá được tốt hiệu trưởng chỉ đạo làm tốt việc xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các khoa, bộ môn, giảng viên. Kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện kế hoạch. Tiến hành thanh tra một số bài thi của học sinh, sinh viên để đánh giá tính khách quan trong việc chấm thi của giảng viên. Lấy ý kiến từ phía học sinh - sinh viên, kết hợp với việc tiếp xúc với trưởng bộ môn, trưởng khoa và đồng nghiệp của giảng viên để lấy thông tin.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Chỉ đạo sát sao việc đánh giá ĐNGV một cách chính xác, hiệu quả. Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá ĐNGV theo quy định.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 94 - 95)