Biện pháp 7: Tổ chức cho giảng viên tự học, tự bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 97 - 100)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho giảng viên tự học, tự bồi dưỡng

trình độ chuyên môn nghiệp vụ và NCKH

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Đây là nhóm giải pháp được xác định là giải pháp chiến lược của Nhà trường trong việc phát triển ĐNGV giai đoạn 2013 - 2020.

ĐNGV của nhà trường phải rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học và NCKH để thực sự được đồng nghiệp tôn trọng học sinh tin yêu.

Muốn trở thành giảng viên giỏi mỗi giảng viên phải thường xuyên cập nhật những tri thức mới về ngành mà mình được đào tạo, hiện đại hóa phương pháp giảng dạy đòi hỏi người giảng viên phải có đủ khả năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại của công nghệ thông tin, ứng dụng vào quá trình giảng dạy.

Việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích giảng viên tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học và NCKH là phải thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên lĩnh vực hoạt động NCKH có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao trình độ của giảng viên, giúp người giảng viên có điều kiện để củng cố kiến thức lý luận và vận dụng lý luận để xử lí những hiện tượng thực tế.

3.2.7.2. Nội dung và cách tiến hành giải pháp

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích giảng viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và NCKH cho đội ngũ giảng viên cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau

* Nội dung đào tạo

Để đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường giai đoạn 2013-2020 đạt tỉ lệ 50% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Để thực hiện được kế hoạch đề ra thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa chuyên môn và các phòng chức năng. Đặc biệt BGH cần quan tâm, chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên.

* Nội dung bồi dưỡng

Thực chất của bồi dưỡng là nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực giảng dạy và NCKH cho ĐNGV. Phải có chiến lược và các giải pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển đội ngũ giảng viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng chuyên ngành đào tạo của nhà trường.

Bồi dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức cho ĐNGV tức là bồi dưỡng phẩm chất của người công dân, phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Kiên định với mục tiêu độc lập cua dân tộc và phán đấu theo lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo là yêu nghề, quý trọng đồng nghiệp, nêu tấm gương nhà giáo ở mọi lúc mọi nơi. Việc bồi dưỡng phảm chất chính trị, đạo đức ĐNGV phải tiến hành thường xuyên, có kế hoạch.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy và năng lực sư phạm.

Bồi dưỡng năng lực NCKH, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác.

* Tổ chức công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho giảng viên

Nâng cao chất lượng ĐNGV là một trong những giải pháp nhằm tạo bước đột phá của giáo dục nước ta ở thế kỷ XXI. Để thực hiện tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng của ĐNGV được co là nhiệm vụ then chốt để ĐNGV không chỉ còn thích ứng mà còn tích cực chủ động tham gia vào các quá trình nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Tổ chức phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mon cho ĐNGV qua quá trình tự phấn đấu để hòn thiện kiến thức và phát huy khả năng tiềm ẩn vốn có của bản thân. Tự học tự bồi dưỡng là biện pháp cơ bản, chủ yếu nhất để phát triển ĐNGV, cần đưa việc tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên đi vào nền nếp và trở thành nhu cầu, thói quen cho mỗi giảng viên.

Cách thức tiến hành giải pháp

Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho ĐNGV. Cụ thể hóa và chuẩn bị tốt nội dung của kế hoạch, đưa vào phương hướng nhiệm vụ hàng năm, có quy định cụ thể và yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên.

Quán triệt trong tập thể lãnh đạo nhà trường và toàn thể giảng viên nhận thứ đúng đắn và có thái độ tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên.

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đáp ứng được yêu cầu cho tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy.

Các khoa chuyên môn phải thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, có nội dung sinh hoạt thiết thực về chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy và NCKH, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên trong khoa. Trao đổi về đổi mói phương pháp giảng dạy, nội dung, chương trình, giáo trình dạy học.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Nhà trường cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên mới với các hành động thiết thực cụ thể, được triển khai thường xuyên vào đầu năm học.

Các cấp quản lý cần có những văn bản cụ thể quy định về chế độ, chính sách đối với người đi học tập, bồi dưỡng và tạo thêm các nguồn kinh phí khác hỗ trợ cho giảng viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giảng dạy.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 97 - 100)