5. Bố cục của luận văn
4.2.2.1. Đối với cấp trung ương
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội không chỉ là vấn đề của một địa phương mà nó đòi hỏi phái có sự chỉ đạo
nhất quán và có hệ thống ở tầm quốc gia. Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trước hết phải được thực hiện ở cấp độ quốc gia. Ở cấp độ quốc gia cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước đối với hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở trực tiếp đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về hạ tầng công nghệ thông tin cần tập trung vào ba vấn đề sau:
- Cần xây dựng cơ chế, chính sách trong việc huy động vốn cho phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Theo đó, nhà nước cần tiến hành xã hội hóa việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia.
- Xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, khai thác có hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông là tài sản quốc gia, doanh nghiệp và người dân có quyền khai thác và sử dụng có hiệu quả. Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách cho phép và khuyến khích người dân, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả, tiến tới xóa bỏ độc quyền khai thác hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia.
- Nhà nước cần ban hành quy chế quy định việc sử dụng, khai thác và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia. Việc quản lý và khai thác hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia hiện nay ở nước ta vẫn chưa đạt hiệu quả cao và còn nhiều lỏng lẻo. Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc quản lý nhà nước về hạ tầng công nghệ thông tin bằng việc quy định cụ thể chức
năng các cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng công nghệ thông tin, quy chế đầu tư, xây dựng hạ tầng CNTT, chế tài xử phạt đối với các đối tượng có hành vi xâm hại đến hạ tầng CNTT quốc gia.
Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin quốc gia.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng, có tác động lớn đến việc phát triển của ngành công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vấn đề xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trước hết cần tập trung vào thực hiện các mục tiêu như: cung cấp giáo dục khoa học cơ bản rộng khắp nhằm tạo ra nguồn lực có hiểu biết công nghệ thông tin; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đa dạng, phong phú, đáp ứng được các yêu cầu khác nhau; khuyến khích việc thực hiện nghiên cứu và đào tạo nâng cao,... Để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng các mục tiêu trên cần phải tiến hành các giải pháp sau:
- Khảo sát, đánh giá nguồn nhân lực công nghệ thông tin quốc gia, nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở đó xây dựng nên các chương trình, chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với học sinh, sinh viên xuất sắc trên lĩnh vực công nghệ thông tin đang theo học ở trong và ngoài nước.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm cải thiện điều kiện vật chất của các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước về công nghệ thông tin
Giống như các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội, công nghệ thông tin cũng đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước, hơn nữa đây lại là một lĩnh vực khoa học công nghệ mới, phát triển rất nhanh với những hình thức mới và các quan hệ mới. Vì vậy, việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với công nghệ thông tin được đặt ra một cách bức thiết hơn các ngành khác. Để tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, cần làm tốt một số công việc sau đây:
- Tiến hành rà soát các quy định chồng chéo, các rào cản, quy định không phù hợp đang gây khó khăn đối với hoạt động quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và cản trở sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.
- Nhanh chóng ban hành các quy định tạo đà cho sự phát triển của công nghệ thông tin, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động công nghệ thông tin. Đó là: quy định về tạo nguồn thông tin, chuẩn hóa thông tin, chia sẻ thông tin, bảo đảm an toàn và an ninh thông tin cho người sử dụng; quy định tiêu chuẩn hóa các thông số kỹ thuật thống nhất trên toàn quốc trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới; ban hành quy chế về xây dựng, quản lý và khai thác, trao đổi thông tin giữa các địa phương, ngành, các cơ quan nhà nước và với nước ngoài; ban hành các quy định nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và các sản phẩm thông tin khác.
- Xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia; hạn chế phát tán các phần mềm chứa virus nhằm phá hoại hệ thống mạng thông tin quốc gia; hạn chế các hoạt động cung cấp thông tin bí mật quốc gia, thông tin bôi nhọ lãnh tụ, nói xấu Đảng và Nhà nước, gây mất đoàn kết tôn giáo, dân tộc,... Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong đầu tư, xây dựng và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia.