5. Bố cục của luận văn
1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, TP. Đà Nẵng luôn đứng đầu cả nước về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông với ICT Index năm 2010 là 0,73 (đây là lần thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng chiếm giữ thứ hạng này, năm 2009 Đà Nẵng cũng xếp hạng thứ nhất và năm 2008 xếp hạng thứ 2); Chỉ số hạ tầng nhân lực 0,86 xếp hạng thứ 2, chỉ số hạ tầng kỹ thuật 0,83 xếp hạng thứ 1 và chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin 0,91 xếp hạng 1. Về xếp hạng sản xuất - kinh doanh công nghệ thông tin Đà Nẵng đứng hạng
5. Chỉ số này cho thấy Đà Nẵng là một trong những thành phố có mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh rất cao, và được xác định là một trong những tỉnh thành góp phần quan trọng vào thành công của đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”.
Trong hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố, 100% cán bộ công chức được trang bị máy tính có kết nối mạng LAN và Internet sử dụng đường truyền tốc độ cao ADSL. Đặc biệt là trong năm 2011, thực hiện gói thầu DNG5b thuộc tiểu dự án phát triển CNTT&TT Đà Nẵng do ngân hàng thế giới tài trợ, thành phố đã trang bị bổ sung 1.800 máy tính để bàn, 150 máy chủ và các thiết bị CNTT khác nhằm nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống mạng LAN tại các đơn vị thuộc thành phố đến các xã, phường.
Hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng mang WAN, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng CNTT nhằm chuẩn bị cơ sở hạ tầng để triển khai chính quyền điện tử của thành phố trong thời gian tới. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tại văn phòng UBND, 7 quận huyện và 2 sở, ngành đã được xây dựng xong; hệ thống quản lý văn bản và điều hành được cài đặt sử dụng tại 32 đơn vị, bước đầu mang lại kết quả tích cực trong công tác quản lý và điều hành; hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng Phần mềm 1 cửa, 1 cửa liên thông cấp phường xã tại 56 xã, phường của thành phố phục vụ công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho công dân; hỗ trợ doanh nghiệp CNTT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển công nghiệp phần mềm với các khóa đào tạo khác nhau về CNTT.
Để phát huy những thành tựu đã đạt được, thành phố Đà Nẵng đề ra một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tiếp theo - năm 2012 như sau:
Phấn đấu đạt tỷ lệ 60% thôn có Internet, 60% các cơ quan nhà nước được sử dụng dịch vụ qua trung tâm dữ liệu và mạng WAN của thành phố; 80% văn bản giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi qua hệ thống quản lý văn bản hoặc trao đổi dưới dạng thư điện tử; 90% cán bộ công chức sở ngành quận huyện, 65% cán bộ công chức xã phường sử dụng thường xuyên hộp thư điện tử trong công việc; 45% các mô hình Công sở điện tử, quận/huyện điện tử, phường/điện tử được triển khai diện rộng; 100% các ứng dụng công nghệ thông tin được rà soát mức độ an toàn, an ninh thông tin; 40% ứng dụng ở mức 3 và 10% ứng dụng ở mức 4; 40% các trường phổ thông sử dụng học bạ điện tử…
Đảm bảo hàng năm có 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin được cập nhật các công nghệ mới, kiến thức mới về phần mềm, phần cứng, an ninh mạng; 60% lãnh đạo được đào tạo CIO; 60% phường xã có cán bộ chuyên trách CNTT; 60% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các sở ngành quận huyện được đào tạo về quản lý các dự án CNTT…
Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra thì trong bản kế hoạch có nếu lên một số nội dung thực hiện. Theo đó, thành phố cần chú trọng việc xây dựng hạ tầng CNTT&TT, nâng cấp - bảo trì công tác an ninh mạng và bảo mật; hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm dữ liệu, Trung tâm đào tạo CNTT&TT, Trung tâm giao dịch CNTT; xây dựng hệ thống thông tin địa lý thành phố, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, triển khai hệ thống công sở điện tử; xây dựng cổng thông tin y tế, triển khai 8 dịch vụ công mức 3 và 4, hệ thống giám sát và đánh giá nguồn nước cấp phục vụ cho thành phố trên hạ tầng mạng WAN.
Không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền, làm cho cán bộ công chức đều nhận thức rõ ràng rằng họ vừa là chủ nhân vừa là người chịu trách nhiệm triển khai các ứng dụng CNTT trong bộ máy nhà nước chứ không phải các chuyên gia CNTT - những người phục vụ triển khai chương trình này. Tập trung đào tạo các khóa nghiệp vụ cơ bản và chuyên ngành về ứng dụng CNTT
cho chuyên viên các quận huyện và phường xã đã có trình độ tin học cơ bản; thực hiện đào tạo cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận/huyện các khóa về quản lý và điều hành các dự án CNTT và được tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT ở trong nước hoặc ở các nước có nền CNTT phát triển.