5. Bố cục của luận văn
1.2.3.3. Điều kiện nguồn nhân lực
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ chính trị khóa VIII khẳng định quan điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với thành công ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Nhận thức trên xuất phát từ quan điểm: con người là nhân tố quyết định tất cả. Cơ sở vất chất và các phương tiện dù có hiện đại đến mức nào, nếu
không có con người sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả thì vô dụng hoặc đôi khi có hại. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực không phải là yếu tố quyết định duy nhất, mà điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện cũng giữ vai trò rất quan trọng.
Nguồn nhân lực CNTT không chỉ là những người làm chuyên trách trong ngành CNTT mà là tất cả những người tham gia vào ứng dụng CNTT, sử dụng những dịch vụ của CNTT mang lại. Do đó, để việc ứng dụng CNTT trở nên phổ biến và hiệu quả thì bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ cho lĩnh vực này cần phải tiến hành song song với việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cả người dân.
Muốn triển khai nhiệm vụ này cần phải coi trọng cả hai mặt: mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng. Trong đó chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn đáp ứng một phần thị trường nước ngoài.
Một trong những phương hướng quan trọng là thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ việc đào tạo về công nghệ thông tin, khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào quá trình này.
1.3. Vai trò và tác động của công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế - xã hội
Sự ra đời của máy tính điện tử, quá trình tự động hóa điều khiển các thiết bị sản xuất và các dây chuyền sản xuất, tin học hóa các hoạt động quản lý, kinh doanh và quá trình ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động thông tin trong mọi lĩnh vực. Các hoạt động này đến lượt nó lại tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế, làm cho thông tin trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu. Những tác động chủ yếu của CNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực của nền kinh tế như quản lý, công nghiệp, dịch vụ, đời sống xã hội có thể tóm tắt như sau:
1.3.1. Trong lĩnh vực quản lý
Quản lý là lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin nhiều nhất trong các lĩnh vực kể trên. Việc đầu tư công nghệ thông tin và khu vực này bao gồm tin học hóa quản lý nhà nước và quản lý công cộng, quản lý tài chính, quản lý thuế, đầu tư, giao thông công cộng, hàng không, hàng hải, dân cư, lao động, bảo hiểm xã hội,... Quá trình đầu tư này chiếm lượng kinh phí không nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội vô cùng lớn. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy, quá trình này chỉ đem lại hiệu quả khi nó được đi kèm với một quá trình cải tiến quản lý nghiêm túc, cải cách hành chính và cải cách kinh tế sâu sắc.
1.3.2. Trong lĩnh vực công nghiệp
Công nghệ thông tin tạo ra một ngành công nghiệp mới là công nghiệp công nghệ thông tin. Mặt khác, công nghệ thông tin được ứng dụng trong các quá trình sản xuất và trong tổ chức của các ngành công nghiệp đã có để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều tính năng hiện đại; tự động hóa các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm, tin học hóa các hoạt động tiếp thị, kinh doanh,... Cần chú ý rằng, công nghệ thông tin không chỉ tác động đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, mà còn có thể tạo ra hiệu quả cao đối với các ngành thủ công nghiệp hoặc công nghiệp với công nghệ truyền thống như: dệt, may, thêu ren,... bằng việc tự động hóa các khâu của quá trình sản xuất. Nói tóm lại, đối với công nghiệp, công nghệ thông tin là một loại công nghệ tạo khả năng, làm chủ công nghệ đó thì có thể sáng tạo ra nhiều cách sử dụng một cách linh hoạt và đặc sắc trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
1.3.3. Trong lĩnh vực dịch vụ
Công nghệ thông tin làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung và cách thức hoạt động của nhiều loại dịch vụ như trong thương mại, quảng cáo và
tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc,... và đặc biệt quan trọng là các dịch vụ viễn thông, tài chính và ngân hàng. Đồng thời công nghệ thông tin cũng tạo ra nhiều ngành dịch vụ mới như các dịch vụ thông tin và tri thức, văn hóa, tư vấn, đào tạo, giáo dục từ xa, y tế từ xa,... Công nghệ thông tin đã góp phần làm biến đổi hoạt động dịch vụ theo hướng làm tăng tỷ trọng và hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, từ đó làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ từ chỗ phục vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng.
1.3.4. Trong lĩnh vực đời sống xã hội
Công nghệ thông tin đảm bảo điều kiện cho mọi người sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên vào loại quan trọng nhất để nâng cao tri thức và cải thiện chất lượng sống, phát huy năng lực trí tuệ của người Việt Nam, tạo phong cách làm việc năng động, hiệu quả.
1.3.5. Trong lĩnh vực nông nghiệp
Công nghệ thông tin có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa và những đối tượng yếu thế.
1.3.6. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
Công nghệ thông tin còn giúp mạnh công tác giáo dục đào tạo, tổ chức ngày càng tốt hơn việc đào tạo từ xa, học suốt đời để nâng cao dân trí và chủ động xây dựng nhanh một xã hội học tập.
1.3.7. Trong lĩnh vực y tế
Công nghệ thông tin giúp mở rộng phạm vi, quy mô và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chữa bệnh từ xa, thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
1.3.8. Trong lĩnh vực khoa học, văn hóa, thông tin, thể thao
Công nghệ thông tin có tác dụng thúc đẩy các hoạt động khoa học, văn hóa, thể dục, thể thao, nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, công tác xuất bản, báo chí, bảo vệ môi trường,...
1.4. Những chủ trƣơng chính sách của đảng và nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Trong xu thế biến động mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển.
1.4.1. Chủ trương của Đảng
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ướng Đảng khóa VIII đã có Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2001 về chủ trương phát triển CNTT ở nước ta, trong đó nhấn mạnh:
1/ Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước;
2/ Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển;
3/ Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ;
4/ Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;
5/ Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.
1.4.2. Triển khai của Nhà nước
Về phía Quốc hội, ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ thông tin. Đây là bộ khung pháp lý quan trọng cho các hoạt động công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong nước nói riêng.
Về phía Chính phủ, tính từ năm 2000 đến nay đã có rất nhiều quyết định, chỉ thị, đề án, chương trình về công nghệ thông tin và phát triển công nghệ thông tin. Cụ thể một số văn bản quan trọng sau đây:
- Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005;
- Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động triển khai chỉ thị số 58-CT/TW;
- Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005.
- Nghị định số 55/ 2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet;
- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể vè ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2005;
- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ 2004 đến 2010;
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản khác có liên quan;
- Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt Nam đến năm 2010;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 48/2009 ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010;
- Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông;
Những quyết định trên của Đảng và Nhà nước cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công nghệ thông tin, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực.
Các biện pháp của Nhà nước cũng cho thấy nỗ lực của Đảng và Nhà nước đang thực hiện ở cả ba nội dung chính: khuôn khổ pháp lý, hạ tầng công nghệ và nhân lực. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới nên các chủ trương, biện pháp trong thời gian qua mới chỉ là chấm phá, khởi đầu, đòi hỏi phải tiếp tục có những biện pháp mạnh mẽ hơn, triệt để hơn.
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc
1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Từ cuối những năm 90, thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Ở nước ta, điều này khi đó là một vấn đề còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ. Quá trình thử nghiệm gặp không ít khó khăn, đó là: thiếu cơ chế, chính sách, hệ thống đường truyền dữ liệu còn lạc hậu, thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và hàng loạt vấn đề khác như bảo mật, an toàn và an ninh thông tin,...
Tuy nhiên trước yêu cầu về xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố thấy rằng việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý nhằm tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội là một việc làm hết sức cần thiết.
Ban chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin của thành phố đã được thành lập, với chức năng tư vấn cho lãnh đạo Thành ủy, UBND và các sở, ban, ngành trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thành phố Hồ Chí Minh
được xem là địa phương đầu tầu của cả nước trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Hiện nay, mạng thông tin điện tử của thành phố đã được kết nối đến các đơn vị cơ sở. Tất cả các sở, ngành, địa phương đã tiến hành việc cung cấp thông tin pháp luật và thông tin của ngành, địa phương và các dịch vụ trên mạng. Ngoài ra, một số đơn vị đã thực hiện việc cấp phép qua mạng như sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; UBND quận 1 cấp đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể; tiến hành các thủ tục đăng ký tờ khai điện tử, thông quan hải quan,...
Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả cao, điều này bắt nguồn từ những lý do như: hệ thống hạ tầng còn yếu, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước còn hạn hẹp, hệ thống văn bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước còn rất thiếu. Việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin chưa chặt chẽ, dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư. Các doanh nghiệp và người dân chưa thực sự có chuyển biến mạnh trong ứng dụng công nghệ thông tin.
1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, TP. Đà Nẵng luôn đứng đầu cả nước về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông với ICT Index năm 2010 là 0,73 (đây là lần thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng chiếm giữ thứ hạng này, năm 2009 Đà Nẵng cũng xếp hạng thứ nhất và năm 2008 xếp hạng thứ 2); Chỉ số hạ tầng nhân lực 0,86 xếp hạng thứ 2, chỉ số hạ tầng kỹ thuật 0,83 xếp hạng thứ 1 và chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin 0,91 xếp hạng 1. Về xếp hạng sản xuất - kinh doanh công nghệ thông tin Đà Nẵng đứng hạng
5. Chỉ số này cho thấy Đà Nẵng là một trong những thành phố có mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh rất cao, và được xác định là một trong những tỉnh thành góp phần quan trọng vào thành công của đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”.