5. Bố cục của luận văn
3.2.3.2. Những yếu kém và nguyên nhân
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin của Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra của đề án chính quyền điện tử tỉnh thì hiện trạng ứng dụng vẫn còn ở mức rất thấp. Có thể nêu một số hạn chế và nguyên nhân cơ bản sau:
- Các dự án ứng dụng CNTT mới kết thúc giai đoạn đầu tư ban đầu, trong đó chủ yếu là đầu tư trang bị mạng máy tính ở các đơn vị. Các sở, ban, ngành chưa được kết nối trong một mạng thông tin thống nhất, chưa thực hiện được việc trao đổi và khai thác thông tin dùng chung.
- Việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, chưa khai thác tối ưu các phương tiện CNTT và cơ sở dữ liệu hiện có, chưa hình thành được thói quen hoạt động dựa vào việc khai thác thông tin, trên cơ sở xử lý thông tin để đưa ra những chủ trương, quyết sách trong quản lý và điều hành.
- Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của địa phương hiện nay như: hệ thống mạng viễn thông còn hạn chế về chất lượng, tốc độ đường truyền, chưa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều người khai thác, sử dụng internet.
- Cán bộ công chức chưa thực sự quen với cách làm việc trên máy tính (cập nhật, phối hợp xử lý, tra cứu,... ), mà chủ yếu là xử lý văn bản và khai thác số liệu có sẵn trên mạng. Ý thức của một bộ phận cán bộ công chức trong việc rèn luyện, học tập về công nghệ thông tin còn chưa cao, hiệu quả sử dụng thiết bị thấp.
Tình trạng yếu kém trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song những nguyên nhân sau đây là cơ bản nhất:
- Lãnh đạo nhiều cấp, ngành chưa thực sự coi công nghệ thông tin là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như chỉ thị 58-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng; chưa kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đưa công nghệ thông tin phục vụ guồng máy hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa kiên quyết gắn chặt việc ứng dụng công nghệ thông tin với xử lý công việc hàng ngày, chưa thực sự chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh là Sở Thông tin và Truyền thông mới được thành lập năm 2008 nên công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Đảng và Nhà nước chưa được tổ chức triển khai kịp thời và hiệu quả. Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Chưa có đủ nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; hiệu quả đầu tư chưa cao.
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu ứng dụng CNTT
4.1.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin
Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đều khẳng định, phát triển và ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, là bộ phận hữu cơ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển CNTT là giải pháp có ý nghĩa hướng đạo cho quá trình đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu:
“Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Theo tinh thần chỉ thị số 58-CT/TW, việc ứng dụng CNTT của tỉnh Quảng Ninh cần chú ý một số quan điểm sau:
- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm tính hiện đại và hệ thống, triển khai một cách toàn diện tất cả các loại hình công nghệ thông tin trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh qốc phòng,... góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của mọi tầng lớp nhân dân. Việc phát triển cơ cấu hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Coi đầu tư vào hạ tầng thông tin là đầu tư theo chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội.
- Ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp cơ bản làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng trong sản phẩm.
Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sẽ có tác dụng góp phần giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế và mức sống dân cư. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải góp phần đưa những tri thức khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất, giúp cán bộ và các tổ chức, nhân dân lĩnh hội tri thức, đồng thời sáng tạo ra những tri thức mới nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Mặt khác ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hướng tới việc tạo ra sự thuận lợi, tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch thương mại và giao dịch với hệ thống cơ quan nhà nước.
- Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố quyết định bảo đảm sự thành công của ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc ứng dụng công nghệ thông tin của mỗi một đơn vị, tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao,
tăng cường năng lực công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia. Việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cần chú ý vào các đối tượng học sinh và sinh viên đang theo học tại các trường đào tạo về công nghệ thông tin, đặc biệt là các trường trên địa bàn của tỉnh, từ đó, lập kế hoạch đào tạo một cách có hệ thống nhằm hình thành đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có khả năng ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin trong tình hình mới.
4.1.2. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin
Đối với Quảng Ninh, ba định hướng sau đây được coi có tính dẫn đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong những năm tới:
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tương thích với sự phát triển kinh tế kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh.
Theo đề án xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh, đến hết quý II năm 2014 cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng thông tin, triển khai các thành phần cốt lõi, cấu trúc nền tảng của chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh, cụ thể: Hạ tầng thiết bị: Có Trung tâm tích hợp dữ liệu (Data Center) đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống chính quyền điện tử giai đoạn 2012 - 2014; 100% cán bộ, công chức được trang bị đủ phương tiện làm việc (máy tính, máy in, máy quét…). Hạ tầng mạng diện rộng: Có mạng diện rộng với đường truyền tốc độ cao, kết nối thông suốt các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đến cấp phường, xã, thị trấn. Hạ tầng mạng cục bộ: 100% các đơn vị cấp phường, xã, thị trấn được nâng cấp, hoàn thiện mạng cục bộ. Hạ tầng phần mềm: có kiến trúc nền tảng để phát triển các phần mềm ứng dụng và dịch vụ công theo chuẩn nhất quán, tích hợp thuận tiện các ứng dụng có sẵn và có thể liên thông kết nối với các ứng dụng do ngành dọc triển khai. Kênh giao tiếp nội bộ: hoàn thiện hệ thống hội nghị truyền hình tỉnh. Kênh giao tiếp với người dân và doanh nghiệp: tăng cường nhiều kênh giao tiếp với người dân và doanh nghiệp như: cổng cung cấp dịch vụ công, trung tâm giao dịch, hệ thống một cửa điện tử, các kiosk thông tin,...
Ứng dụng rộng rãi CNTT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa và an ninh, quốc phòng, tạo ra sự phát triển toàn diện và đồng bộ với mục tiêu không ngừng đạt sự tăng trưởng và phát triển, bảo đảm ổn định chính trị và an ninh trong toàn tỉnh. Trong thời gian tới, việc ứng dụng và phát triển CNTT cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ công chức và nhân dân nói chung và nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển nói riêng. Ứng dụng CNTT phải góp phần vào công cuộc cải cách hành chính toàn tỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý của tỉnh.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, bảo đảm đáp ứng đủ nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm tới, cần tiến hành quy hoạch cán bộ làm công tác công nghệ thông tin, chủ động liên kết với các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin quốc gia trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT của tỉnh. Ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bảo đảm hình thành đội ngũ cán bộ, kỹ sư CNTT có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh trong những năm tới.
4.1.3. Mục tiêu phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 Ninh đến năm 2015
Theo Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kế hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh đến giai đoạn 2011-2015, thì mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của Quảng Ninh đến năm 2015 như sau:
Mục tiêu tổng quát:
a) Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tin học hóa hầu hết các hoạt động, phát triển các cơ sở dữ liệu trọng điểm trong các cơ quan nhà nước. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.
b) Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015; phấn đấu xây dựng mô hình cơ bản chính quyền điện tử tại tỉnh vào năm 2015.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và phải góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đảm bảo hiện đại, đồng bộ. Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
- 50% số văn bản, hồ sơ, tài liệu tại các cơ quan Nhà nước được quản lý và lưu trữ trên mạng máy tính.
- 80% các giao dịch trao đổi thông tin, gửi/nhận văn bản trong các cơ quan Nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng, trong đó 50% sử dụng chữ ký số.
- 70% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố được tin học hóa, thực hiện trên mạng máy tính.
- 100% mạng cục bộ tại các cơ quan Nhà nước đến cấp xã, phường được xây dựng, nâng cấp hoàn thiện.
- Xây dựng một Trung tâm tích hợp dữ liệu (Data Center) hiện đại tạo ra một hạ tầng công nghệ thông tin mạnh phục vụ cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh và Ứng dụng hiệu quả mạng truyền số liệu chuyên dùng của Các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Xây dựng thêm tối thiểu 08 hệ thống cơ sở dữ liệu trọng điểm, chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, ứng dụng và cung cấp dịch vụ hành chính công.
- 100% cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.
- 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và 80% cơ quan cấp huyện có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Trung bình mỗi sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng thêm 06 dịch vụ công cấp độ 3, 4 được triển khai trên mạng và Cổng thông tin điện tử tỉnh.
- 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện có Cổng thông tin điện tử thành phần (cổng con) trên Cổng thông tin điện tử tỉnh hiện đại, đầy đủ các chức năng và thông tin.
- Xây dựng hệ thống một cửa điện tử tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố phục vụ người dân và doanh nghiệp.
4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế - chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại Quảng Ninh công nghệ thông tin tại Quảng Ninh
Để khắc phục những hạn chế, bất cấp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bản tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin như sau:
4.2.1. Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng và phát triển CNTT trong cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng chưa đạt được hiệu quả cao chính là việc chưa nhận thức và đánh giá đúng vai trò của CNTT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi nhận thức còn chưa rõ hoặc chưa thống nhất thì mọi nỗ lực đầu tư hoặc chính sách đều có thể bị vô hiệu hóa. Chính vì thế, nâng cao nhận thức là một