Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Quảng Ninh thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 59)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Quảng Ninh thời gian qua

gian qua

3.2.1. Các chủ trương, chính sách của tỉnh về ứng dụng CNTT

Trên cơ sở các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghệ thông tin, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIII nhiệm kỳ 2010-2015 đã đặt mục tiêu đến năm 2015 Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó chú trọng: “Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cải cách hành chính, dịch vụ công, bảo vệ môi trường, các ngành kinh tế trọng điểm, có lợi thế”.

Ngày 11/5/2011 UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo và triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực, địa phương quản lý; gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng CNTT.

Cụ thể, cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin được học tập, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc cho cán bộ, công chức, viên chức. Trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục đầu tư, đảm bảo tính kế thừa, tích hợp đồng bộ hệ thống hạ tầng, cơ sở dữ liệu của tỉnh, tránh đầu tư trùng lặp; có biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.

Ngày 10/6/2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1842/QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển ứng dụng CNTTtỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Quảng Ninh đến năm 2015 là:

- 50% số văn bản, hồ sơ, tài liệu tại các cơ quan Nhà nước được quản lý và lưu trữ trên mạng máy tính.

- 80% các giao dịch trao đổi thông tin, gửi/nhận văn bản trong các cơ quan Nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng, trong đó 50% sử dụng chữ ký số.

- 70% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố được tin học hóa, thực hiện trên mạng máy tính.

- 100% mạng cục bộ tại các cơ quan Nhà nước đến cấp xã, phường được xây dựng, nâng cấp hoàn thiện.

- 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện được kết nối mạng WAN của tỉnh.

- Xây dựng một Trung tâm tích hợp dữ liệu (Data Center) hiện đại tạo ra một hạ tầng công nghệ thông tin mạnh phục vụ cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

- Xây dựng thêm tối thiểu 08 hệ thống cơ sở dữ liệu trọng điểm, chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, ứng dụng và cung cấp dịch vụ hành chính công.

- 100% cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

- 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và 80% cơ quan cấp huyện có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

- 100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo máy vi tính, khai thác thông tin trên mạng và các phần mềm chuyên ngành.

- Trung bình mỗi sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng thêm 06 dịch vụ công cấp độ 3, 4 được triển khai trên mạng và Cổng thông tin điện tử tỉnh.

- 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện có Cổng thông tin điện tử thành phần (cổng con) trên Cổng thông tin điện tử tỉnh hiện đại, đầy đủ các chức năng và thông tin.

- Xây dựng hệ thống một cửa điện tử tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Ngày 16/5/2012, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh đã họp thông qua Đề án CQĐT tỉnh Quảng Ninh, trong đó đã nêu rõ 3 mục tiêu sau:

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.

- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án bao gồm:

1/ Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu: Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu mới của tỉnh với tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại; đảm bảo là nơi tập trung, tích hợp an toàn các kho dữ liệu dùng chung, các CSDL chuyên ngành, các hệ thống thông tin và các dịch vụ CNTT&TT toàn tỉnh.

2/ Hoàn thiện mạng diện rộng đến cấp phường xã: Phát triển mạng diện rộng kết nối UBND tỉnh với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh bằng đường truyền tốc độ cao để đảm bảo cho các đơn vị khai thác các ứng dụng và các dịch vụ dùng chung được cài đặt tại Trung tâm dữ liệu tỉnh.

3/ Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị cho cán bộ công chức: Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, bao gồm: máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an ninh thông tin. Trong đó chú trọng nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho UBND cấp phường, xã, thị trấn

4/ Hoàn thiện kênh giao tiếp nội bộ: Nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình (video conference) ở các điểm quan trọng để đảm bảo âm thanh, hình ảnh có chất lượng cao (chuẩn full HD)

5/ Mở rộng các kênh giao tiếp với người dân và doanh nghiệp: Phát triển các kênh thông tin (channel) bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Cổng thông tin (portal); trung tâm giao dịch khách hàng (contact center); điện thoại cố định; điện thoại di động; hệ thống gửi/nhận tin nhắn; bộ phận một cửa và các kiosk thông tin.

6/ Trang bị kiến trúc phần mềm nền: Trang bị khối các phần mềm lớp trung gian (middleware) làm nền tảng phát triển các ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture), thuận lợi trong việc tích hợp và tái sử dụng các ứng dụng đang vận hành và dễ dàng liên thông kết nối với các hệ thống do các bộ, ngành Trung ương triển khai.

7/ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nội khối chính quyền, đoàn thể và các cơ quan khối Đảng: Hoàn thiện hệ thống email hiện tại của tỉnh, tăng dung lượng lưu trữ và nâng cấp hệ thống máy chủ, hệ thống bảo mật email.

8/ Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao: Cung cấp khoảng 300 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 liên quan đến việc cấp phép qua mạng thuộc 10 nhóm lĩnh vực: Kinh doanh, Xây dựng, Đất đai, Y tế, Văn hóa, Du lịch, Thủy sản, Bảo trợ xã hội, Môi trường, Truyền thông.

9/ Đào tạo nâng cao trình độ cho CBCC về vận hành hệ thống chính quyền điên tử: Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp về vai trò, vị trí quan trọng của chính quyền điện tử. Xây dựng và triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức về chính quyền điện tử cho lãnh đạo các cấp.

10/ Thông tin tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp: Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh thường xuyên cung cấp các tin tức, các bài nói, các phóng sự nhằm quảng bá, truyền thông sâu rộng đến người dân và Doanh nghiệp về việc triển khai chính quyền điện tử của tỉnh.

11/ Đào tạo công dân điện tử tương lai: Đưa nội dung đào tạo về chính quyền điện tử vào chương trình ngoại khóa về CNTT trong các trường phổ thông trung học, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, với định hướng đào tạo một lớp công dân có kiến thức về CNTT, sẵn sàng sử dụng hệ thống chính quyền điện tử trong tương lai.

12/ Cải tiến môi trường chính sách: Cụ thể hóa và thể chế hóa các chủ trương, chính sách, quy định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển chính quyền điện tử của tỉnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)