5. Bố cục của luận văn
1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai
Mặc dù là tỉnh miền núi kinh tế xã hội còn khó khăn, nhưng tỉnh Lào Cai lại đang là một điển hình về ứng dụng CNTT trong các CQNN. Trong Báo cáo xếp hạng về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT ở Việt Nam năm 2011 (ICT Index) Lào Cai được xếp trong nhóm các địa phương có mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT khá cao, với vị trí thứ 12/63 tỉnh, thành. Lào Cai cũng là 1 trong 6 tỉnh đầu tiên trong cả nước được lựa chọn thực hiện mô hình thí điểm về CPĐT.
Có thể nói, Lào Cai đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của thông tin trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đã xác định lấy ứng dụng CNTT góp phần tuyên truyền, quảng bá những tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương với bên ngoài và thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai làm ăn; lấy ứng dụng CNTT để phục vụ cho công tác QLNN, điều hành hoạt động của các cơ quan công quyền nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nên tỉnh đã đầu tư ứng dụng CNTT từ rất sớm so với mặt bằng chung của cả nước.
Ngay từ năm 2001, Lào Cai đã phê duyệt “Đề án phát triển CNTT giai đoạn 2001- 2010”. Ngay khi có đề án, website của tỉnh đã được xây dựng và đầu tư máy chủ cho các cơ quan, tiến hành đào tạo nhân lực về CNTT, xây dựng hệ thống mạng nội bộ các cơ quan, sử dụng một hệ thống thư điện tử và sử dụng 1 số phần mềm dùng chung, kết nối mạng và khuyến khích người dân
sử dụng Internet, hình thành thói quen cho cán bộ, viên chức làm việc trên máy tính.
Trong 5 năm từ 2006 - 2010, Lào Cai đã đầu tư gần 70 tỷ đồng cho việc ứng dụng CNTT. Đến nay, Lào Cai đã xây dựng được cổng thông tin điện tử của tỉnh (www.laocai.gov.vn) và 43 cổng thành phần của các sở ngành, huyện, thị xã, thành phố. 35 sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố ở Lào Cai đã sử dụng thống nhất phần mềm quản lý hồ sơ, văn bản và hệ thống thư điện tử để trao đổi việc công. Khoảng 53% trong tổng số gần 7.000 cán bộ công chức của tỉnh Lào Cai hiện đã sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh để trao đổi công việc. Khoảng 60% cuộc họp của UBND tỉnh với các cấp sở, ngành, quận/huyện của tỉnh Lào Cai đã được thực hiện bằng hình thức giao ban trực tuyến. Bên cạnh đó, Lào Cai cũng là tỉnh sớm nhất trong cả nước mà tất cả lãnh đạo của tỉnh và các sở, ban, ngành, quận huyện đã tham gia trả lời thắc mắc của người dân qua mạng internet gửi tới cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đến nay, Lào Cai cũng là tỉnh duy nhất đã thống nhất được từ tỉnh xuống huyện và thống nhất được giữa các ngành với nhau cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu và tài nguyên thông tin quản lý trên mạng.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai, hệ thống huyện, thị xã, thành phố Lào Cai đã đầu tư hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh đến năm 2020 không cần phải đầu tư thêm nhiều mà chỉ đi vào khai thác và ứng dụng nó sao cho có hiệu quả nhất. Việc đầu tư ứng dụng huyện, thị xã, thành phố của Lào Cai từ nay đến 2015 chủ yếu tập trung triển khai hoàn thiện hạ tầng cho cấp huyện, theo đó, sẽ xây dựng hệ thống mạng LAN cho tất cả các phòng, ban, ngành kết nối về văn phòng UBND huyện rồi từ UBND huyện kết nối về tỉnh; đồng thời, cấp cho tất cả các xã, phường có máy tính cấu hình cao để chuyển và nhận văn bản qua hệ thống đường thư điện tử (email).
Bài học thành công của Lào Cai trong ứng dụng huyện, thị xã, thành phố là do tỉnh này đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc ứng dụng một cách chặt chẽ, thống nhất. Lào Cai cũng đã lựa chọn được một mô hình chính phủ điện tử phù hợp trên nền tảng công nghệ của hãng Micosoft, chọn được đối tác có kinh nghiệm về triển khai ứng dụng huyện, thị xã, thành phố một cách bài bản. Theo đó, Microsoft đã hỗ trợ gần 4 tỷ đồng để Lào Cai thiết kế tổng thể và thiết kế chi tiết mô hình chính phủ điện tử của tỉnh phù hợp với hiện tại và có tầm nhìn quy hoạch về phát triển huyện, thị xã, thành phố cho cả giai đoạn tới.
Để đáp ứng yêu cầu ứng dụng huyện, thị xã, thành phố, Lào Cai đã chuẩn bị rất tốt về nguồn nhân lực. Tỉnh này đã liên kết với các trường đại học và các bên liên quan đào tạo tại chỗ về tin học kể cả ở cấp đại học, chuyên gia, kỹ thuật viên và phổ cập kiến thức tin học cho cán bộ các cấp để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho hoạt động tin học hóa. Đến nay, Lào Cai không có sở, ngành nào không có cán bộ chuyên trách về tin học, tối thiểu mỗi sở ngành và UBND các huyện có trên 2 cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học về CNTT.
Trong quá trình ứng dụng CNTT tại các huyện, thị xã, thành phố, Lào Cai đã lựa chọn những ứng dụng thiết thực với nhu cầu nên đã phát huy được tác dụng ngay. Chẳng hạn như việc giao ban trực tuyến của tỉnh với các sở, ban, ngành...; xây dựng chuyên mục hỏi & đáp các thắc mắc của người dân qua mạng, hay triển khai các dịch vụ công (hải quan điện tử, kê khai thuế qua mạng) đã góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.