0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH (Trang 32 -33 )

5. Bố cục của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Từ cuối những năm 90, thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Ở nước ta, điều này khi đó là một vấn đề còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ. Quá trình thử nghiệm gặp không ít khó khăn, đó là: thiếu cơ chế, chính sách, hệ thống đường truyền dữ liệu còn lạc hậu, thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và hàng loạt vấn đề khác như bảo mật, an toàn và an ninh thông tin,...

Tuy nhiên trước yêu cầu về xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố thấy rằng việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý nhằm tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội là một việc làm hết sức cần thiết.

Ban chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin của thành phố đã được thành lập, với chức năng tư vấn cho lãnh đạo Thành ủy, UBND và các sở, ban, ngành trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thành phố Hồ Chí Minh

được xem là địa phương đầu tầu của cả nước trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Hiện nay, mạng thông tin điện tử của thành phố đã được kết nối đến các đơn vị cơ sở. Tất cả các sở, ngành, địa phương đã tiến hành việc cung cấp thông tin pháp luật và thông tin của ngành, địa phương và các dịch vụ trên mạng. Ngoài ra, một số đơn vị đã thực hiện việc cấp phép qua mạng như sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; UBND quận 1 cấp đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể; tiến hành các thủ tục đăng ký tờ khai điện tử, thông quan hải quan,...

Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả cao, điều này bắt nguồn từ những lý do như: hệ thống hạ tầng còn yếu, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước còn hạn hẹp, hệ thống văn bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước còn rất thiếu. Việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin chưa chặt chẽ, dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư. Các doanh nghiệp và người dân chưa thực sự có chuyển biến mạnh trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH (Trang 32 -33 )

×