Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 52)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

* Dân số

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người;

Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.

Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km vuông (năm 1999 là 196 người/ km vuông), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.

* Dân tộc

Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.

Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân; người Dao (4, 45%); người Hoa (0, 43%); người Sán Dìu (1,80%); người Sán chỉ (1,11%).

* Tôn giáo

Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ.

Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)...

* Y tế

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay, Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường. Đội ngũ y sỹ, bác sỹ chuyên nghiệp với 02 tiến sỹ y học, 53 thạc sỹ y học, 24 bác sỹ chuyên khoa II, 218 bác sỹ chuyên khoa I, 437 bác sỹ, 478 y sỹ, 109 kỹ thuật viên, 960 điều dưỡng viên, 225 nữ hộ sinh, 43 dược sỹ đại học, 99 dược sỹ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác đạt tỷ lệ 30 giường bệnh trên 10.000 dân, đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân.

* Hạ cơ sở đào tạo

Quảng Ninh hiện có 3 trường đại học; 6 trường cao đẳng chuyên nghiệp; 7 trường trung cấp chuyên nghiệp; 5 trường cao đẳng nghề; 6 trường trung cấp nghề.

* Hạ tầng giao thông

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.

Đường bộ: Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III, còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa.

Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154 km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa.

Đường huyện: tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khối lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%.

Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt 24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1,706 km, chiếm 76%.

Đường thuỷ nội địa: Toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa; đã đưa vào cấp quản lý 642 km luồng đường thuỷ nội địa.

Đường biển: phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ.

Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép- Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên - Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than.

Các cảng hàng không: Cảng hàng không Vân Đồn đã được chính phủ phê duyêt quy hoạch và đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trước năm 2020. Bên cạnh đó còn có một số sân bay trực thăng tại Bãi Cháy phục vụ khách du lịch.

* Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin.

Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.

Đến tháng 5 năm 2012 trên địa bàn tỉnh đã có 1.188 trạm phát sóng di động BTS. Đặc biệt, Vinaphone và Viettel đã lắp đặt trạm BTS trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh. Mạng BTS đang được triển khai ở khu vực di tích danh thắng Yên Tử (TX Uông Bí) và Núi Bài Thơ (TP Hạ Long). Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng S-phone đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa của tỉnh.

- Tổng số thuê bao trên toàn tỉnh tính đến tháng 5/2012 là 2.234.634 thuê bao, đưa mật độ điện thoại cố định và điện thoại di động trả sau đạt 185 thuê bao/100 dân). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống Internet băng rộng, tính đến tháng 5 năm 2012 tổng số thuê bao Internet trên toàn tỉnh là 82.187 thuê bao. Trong đó riêng số thuê bao Internet phát triển trong tháng 5 đạt 1.036 thuê bao (thuê bao Internet băng thông rộng xDSL: 917 thuê bao; thuê bao internet truy nhập qua hệ thống cáp quang (FTTH): 119 thuê bao).

* Hệ thống cung cấp điện

Tính đến ngày 30/6/2010 Quảng Ninh đang vận hành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW trong đó bao gồm: Nhiệt điện Uông Bí (110MW+ 300MW); Nhiệt điện Quảng Ninh II (300MW); Nhiệt điện Cẩm Phả I (300MW).

Hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500KV: Nhằm đảm bảo truyền tải nguồn công suất điện năng từ các nhà máy điện, thời gian qua Tổng Công ty truyền tải, các chủ đầu tư xây dựng nhà máy điện đã tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện 500kV, 220kV. Hiện tại đến nay đã đưa vào vận hành 01 trạm biến áp 500kV tổng công suất 450MVA; 05 trạm biến áp 220kV với tổng công suất 1.000MVA (Tràng Bạch, Hoành Bồ, Uông Bí, Quảng Ninh và Cẩm Phả) cùng hệ thống lưới điện 500kV, 220kV kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia, trong đó bao gồm 152km đường dây 500kV (Thường Tín- Quảng Ninh) và 166,4km đường dây 220kV.

* Hệ thống cung cấp nước

Toàn tỉnh còn có 69 công trình hồ, đập các loại. Hệ thống hồ, đập chính tập trung tại các vùng nông nghiệp như huyện Đông Triều, Yên Hưng và các huyện miền Đông. Hệ thống này gồm 7 công trình với tổng trữ lượng 222 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới cho 28.500 ha; trong đó công

trình lớn nhất là hồ Yên Lập (thuộc dịa phận huyện Yên Hưng) với trữ lượng 118 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới cho 10.000 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho 100.000 dân.

* Hệ thống doanh nghiệp

Tính đến ngày 30/06/ 2010, trên địa bàn Quảng Ninh hiện có khoảng 12.852 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 98.778 tỷ đồng.

Trong đó có 2042 Công ty cổ phần (vốn 29.136 tỷ); 2513 Công ty TNHH 2 TV (vốn 5.714 tỷ); 235 Công ty TNHH 1 TV (vốn 13.459 tỷ); 1102 DNTN (vốn 1.078 tỷ). Các doanh nghiệp này phân bổ theo lĩnh vực: Công nghiệp; Thương mại, du lịch, dịch vụ; Nhà hàng, khách sạn; Nông - lâm- ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.

* Hệ thống khách sạn

Quảng Ninh có tổng số 638 khách sạn, nhà nghỉ trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1 - 2 sao và 632 khách sạn mini, nhà nghỉ có tổng số 10.000 phòng nghỉ với 18.000 giường.

Ngoài hệ thống khách sạn, QN còn có 350 tàu du lịch (13.000 ghế), trong đó có 49 tàu nghỉ đêm (422 giường) và 318 cơ sở kinh doanh dịch vụ và 02 khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài.

* Hệ thống ngân hàng

Quảng Ninh hiện có 38 ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn.

* Hệ thống bảo hiểm

Quảng Ninh hiện đang là thị trường cạnh tranh của nhiều công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế với nhiều dịch vụ, loại hình và đối tượng tham gia.

Bao gồm: Bảo hiểm Quảng Ninh, Bảo hiểm Nhân thọ, Bảo hiểm Prudential, Bảo hiểm Pijco, Bảo hiểm Y tế Quảng Ninh, Bảo hiểm Dai-Ichi Việt Nam, Bảo hiểm AIA, Bảo hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Bảo Long, Bảo hiểm Dầu khí (Pvic),...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 52)