Triển khai của Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 105)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2. Triển khai của Nhà nước

Về phía Quốc hội, ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ thông tin. Đây là bộ khung pháp lý quan trọng cho các hoạt động công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong nước nói riêng.

Về phía Chính phủ, tính từ năm 2000 đến nay đã có rất nhiều quyết định, chỉ thị, đề án, chương trình về công nghệ thông tin và phát triển công nghệ thông tin. Cụ thể một số văn bản quan trọng sau đây:

- Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005;

- Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động triển khai chỉ thị số 58-CT/TW;

- Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005.

- Nghị định số 55/ 2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet;

- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể vè ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2005;

- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ 2004 đến 2010;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản khác có liên quan;

- Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt Nam đến năm 2010;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 48/2009 ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010;

- Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông;

Những quyết định trên của Đảng và Nhà nước cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công nghệ thông tin, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực.

Các biện pháp của Nhà nước cũng cho thấy nỗ lực của Đảng và Nhà nước đang thực hiện ở cả ba nội dung chính: khuôn khổ pháp lý, hạ tầng công nghệ và nhân lực. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới nên các chủ trương, biện pháp trong thời gian qua mới chỉ là chấm phá, khởi đầu, đòi hỏi phải tiếp tục có những biện pháp mạnh mẽ hơn, triệt để hơn.

1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc

1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Từ cuối những năm 90, thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Ở nước ta, điều này khi đó là một vấn đề còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ. Quá trình thử nghiệm gặp không ít khó khăn, đó là: thiếu cơ chế, chính sách, hệ thống đường truyền dữ liệu còn lạc hậu, thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và hàng loạt vấn đề khác như bảo mật, an toàn và an ninh thông tin,...

Tuy nhiên trước yêu cầu về xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố thấy rằng việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý nhằm tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội là một việc làm hết sức cần thiết.

Ban chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin của thành phố đã được thành lập, với chức năng tư vấn cho lãnh đạo Thành ủy, UBND và các sở, ban, ngành trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thành phố Hồ Chí Minh

được xem là địa phương đầu tầu của cả nước trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Hiện nay, mạng thông tin điện tử của thành phố đã được kết nối đến các đơn vị cơ sở. Tất cả các sở, ngành, địa phương đã tiến hành việc cung cấp thông tin pháp luật và thông tin của ngành, địa phương và các dịch vụ trên mạng. Ngoài ra, một số đơn vị đã thực hiện việc cấp phép qua mạng như sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; UBND quận 1 cấp đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể; tiến hành các thủ tục đăng ký tờ khai điện tử, thông quan hải quan,...

Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả cao, điều này bắt nguồn từ những lý do như: hệ thống hạ tầng còn yếu, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước còn hạn hẹp, hệ thống văn bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước còn rất thiếu. Việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin chưa chặt chẽ, dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư. Các doanh nghiệp và người dân chưa thực sự có chuyển biến mạnh trong ứng dụng công nghệ thông tin.

1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, TP. Đà Nẵng luôn đứng đầu cả nước về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông với ICT Index năm 2010 là 0,73 (đây là lần thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng chiếm giữ thứ hạng này, năm 2009 Đà Nẵng cũng xếp hạng thứ nhất và năm 2008 xếp hạng thứ 2); Chỉ số hạ tầng nhân lực 0,86 xếp hạng thứ 2, chỉ số hạ tầng kỹ thuật 0,83 xếp hạng thứ 1 và chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin 0,91 xếp hạng 1. Về xếp hạng sản xuất - kinh doanh công nghệ thông tin Đà Nẵng đứng hạng

5. Chỉ số này cho thấy Đà Nẵng là một trong những thành phố có mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh rất cao, và được xác định là một trong những tỉnh thành góp phần quan trọng vào thành công của đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”.

Trong hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố, 100% cán bộ công chức được trang bị máy tính có kết nối mạng LAN và Internet sử dụng đường truyền tốc độ cao ADSL. Đặc biệt là trong năm 2011, thực hiện gói thầu DNG5b thuộc tiểu dự án phát triển CNTT&TT Đà Nẵng do ngân hàng thế giới tài trợ, thành phố đã trang bị bổ sung 1.800 máy tính để bàn, 150 máy chủ và các thiết bị CNTT khác nhằm nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống mạng LAN tại các đơn vị thuộc thành phố đến các xã, phường.

Hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng mang WAN, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng CNTT nhằm chuẩn bị cơ sở hạ tầng để triển khai chính quyền điện tử của thành phố trong thời gian tới. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tại văn phòng UBND, 7 quận huyện và 2 sở, ngành đã được xây dựng xong; hệ thống quản lý văn bản và điều hành được cài đặt sử dụng tại 32 đơn vị, bước đầu mang lại kết quả tích cực trong công tác quản lý và điều hành; hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng Phần mềm 1 cửa, 1 cửa liên thông cấp phường xã tại 56 xã, phường của thành phố phục vụ công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho công dân; hỗ trợ doanh nghiệp CNTT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển công nghiệp phần mềm với các khóa đào tạo khác nhau về CNTT.

Để phát huy những thành tựu đã đạt được, thành phố Đà Nẵng đề ra một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tiếp theo - năm 2012 như sau:

Phấn đấu đạt tỷ lệ 60% thôn có Internet, 60% các cơ quan nhà nước được sử dụng dịch vụ qua trung tâm dữ liệu và mạng WAN của thành phố; 80% văn bản giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi qua hệ thống quản lý văn bản hoặc trao đổi dưới dạng thư điện tử; 90% cán bộ công chức sở ngành quận huyện, 65% cán bộ công chức xã phường sử dụng thường xuyên hộp thư điện tử trong công việc; 45% các mô hình Công sở điện tử, quận/huyện điện tử, phường/điện tử được triển khai diện rộng; 100% các ứng dụng công nghệ thông tin được rà soát mức độ an toàn, an ninh thông tin; 40% ứng dụng ở mức 3 và 10% ứng dụng ở mức 4; 40% các trường phổ thông sử dụng học bạ điện tử…

Đảm bảo hàng năm có 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin được cập nhật các công nghệ mới, kiến thức mới về phần mềm, phần cứng, an ninh mạng; 60% lãnh đạo được đào tạo CIO; 60% phường xã có cán bộ chuyên trách CNTT; 60% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các sở ngành quận huyện được đào tạo về quản lý các dự án CNTT…

Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra thì trong bản kế hoạch có nếu lên một số nội dung thực hiện. Theo đó, thành phố cần chú trọng việc xây dựng hạ tầng CNTT&TT, nâng cấp - bảo trì công tác an ninh mạng và bảo mật; hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm dữ liệu, Trung tâm đào tạo CNTT&TT, Trung tâm giao dịch CNTT; xây dựng hệ thống thông tin địa lý thành phố, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, triển khai hệ thống công sở điện tử; xây dựng cổng thông tin y tế, triển khai 8 dịch vụ công mức 3 và 4, hệ thống giám sát và đánh giá nguồn nước cấp phục vụ cho thành phố trên hạ tầng mạng WAN.

Không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền, làm cho cán bộ công chức đều nhận thức rõ ràng rằng họ vừa là chủ nhân vừa là người chịu trách nhiệm triển khai các ứng dụng CNTT trong bộ máy nhà nước chứ không phải các chuyên gia CNTT - những người phục vụ triển khai chương trình này. Tập trung đào tạo các khóa nghiệp vụ cơ bản và chuyên ngành về ứng dụng CNTT

cho chuyên viên các quận huyện và phường xã đã có trình độ tin học cơ bản; thực hiện đào tạo cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận/huyện các khóa về quản lý và điều hành các dự án CNTT và được tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT ở trong nước hoặc ở các nước có nền CNTT phát triển.

1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Mặc dù là tỉnh miền núi kinh tế xã hội còn khó khăn, nhưng tỉnh Lào Cai lại đang là một điển hình về ứng dụng CNTT trong các CQNN. Trong Báo cáo xếp hạng về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT ở Việt Nam năm 2011 (ICT Index) Lào Cai được xếp trong nhóm các địa phương có mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT khá cao, với vị trí thứ 12/63 tỉnh, thành. Lào Cai cũng là 1 trong 6 tỉnh đầu tiên trong cả nước được lựa chọn thực hiện mô hình thí điểm về CPĐT.

Có thể nói, Lào Cai đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của thông tin trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đã xác định lấy ứng dụng CNTT góp phần tuyên truyền, quảng bá những tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương với bên ngoài và thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai làm ăn; lấy ứng dụng CNTT để phục vụ cho công tác QLNN, điều hành hoạt động của các cơ quan công quyền nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nên tỉnh đã đầu tư ứng dụng CNTT từ rất sớm so với mặt bằng chung của cả nước.

Ngay từ năm 2001, Lào Cai đã phê duyệt “Đề án phát triển CNTT giai đoạn 2001- 2010”. Ngay khi có đề án, website của tỉnh đã được xây dựng và đầu tư máy chủ cho các cơ quan, tiến hành đào tạo nhân lực về CNTT, xây dựng hệ thống mạng nội bộ các cơ quan, sử dụng một hệ thống thư điện tử và sử dụng 1 số phần mềm dùng chung, kết nối mạng và khuyến khích người dân

sử dụng Internet, hình thành thói quen cho cán bộ, viên chức làm việc trên máy tính.

Trong 5 năm từ 2006 - 2010, Lào Cai đã đầu tư gần 70 tỷ đồng cho việc ứng dụng CNTT. Đến nay, Lào Cai đã xây dựng được cổng thông tin điện tử của tỉnh (www.laocai.gov.vn) và 43 cổng thành phần của các sở ngành, huyện, thị xã, thành phố. 35 sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố ở Lào Cai đã sử dụng thống nhất phần mềm quản lý hồ sơ, văn bản và hệ thống thư điện tử để trao đổi việc công. Khoảng 53% trong tổng số gần 7.000 cán bộ công chức của tỉnh Lào Cai hiện đã sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh để trao đổi công việc. Khoảng 60% cuộc họp của UBND tỉnh với các cấp sở, ngành, quận/huyện của tỉnh Lào Cai đã được thực hiện bằng hình thức giao ban trực tuyến. Bên cạnh đó, Lào Cai cũng là tỉnh sớm nhất trong cả nước mà tất cả lãnh đạo của tỉnh và các sở, ban, ngành, quận huyện đã tham gia trả lời thắc mắc của người dân qua mạng internet gửi tới cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đến nay, Lào Cai cũng là tỉnh duy nhất đã thống nhất được từ tỉnh xuống huyện và thống nhất được giữa các ngành với nhau cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu và tài nguyên thông tin quản lý trên mạng.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai, hệ thống huyện, thị xã, thành phố Lào Cai đã đầu tư hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh đến năm 2020 không cần phải đầu tư thêm nhiều mà chỉ đi vào khai thác và ứng dụng nó sao cho có hiệu quả nhất. Việc đầu tư ứng dụng huyện, thị xã, thành phố của Lào Cai từ nay đến 2015 chủ yếu tập trung triển khai hoàn thiện hạ tầng cho cấp huyện, theo đó, sẽ xây dựng hệ thống mạng LAN cho tất cả các phòng, ban, ngành kết nối về văn phòng UBND huyện rồi từ UBND huyện kết nối về tỉnh; đồng thời, cấp cho tất cả các xã, phường có máy tính cấu hình cao để chuyển và nhận văn bản qua hệ thống đường thư điện tử (email).

Bài học thành công của Lào Cai trong ứng dụng huyện, thị xã, thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)