Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 105)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Khi nghiên cứu vấn đề giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh, những câu hỏi sau được đặt ra:

- Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua như thế nào? Những thành tựu đã đạt được và những hạ chế? Nguyên nhân nguyên nhân của những hạn chế đó là do đâu?

- Giải pháp nào để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh?

Nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh, từ những số liệu được phản ánh phải chỉ ra những cái đã làm được, những cái còn hạn chế, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém để đưa ra giải pháp khắc phục nó.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, điều tra, khảo sát

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch, định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thôn tin tại tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của những chuyên gia có trình độ chuyên cao trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ thôn tin. Phương pháp này giúp cho luận văn có được các thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng như

các nhận định chính xác. Kết quả này sẽ giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm

Đặt câu hỏi trắc nghiệm đối với những người trực tiếp tham gia vào hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thôn tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp này giúp tìm hiểu nhận thức, trình độ, thực tiễn ứng dụng và mong muốn của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thôn tin; qua đó nghiên cứu tìm ra những giải pháp hoàn thiện chính sách sát với yêu cầu của thực tiễn.

2.2.4. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

Từ các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên quan đ ến lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ thôn tin; kế thừa các kết quả nghiên cứu đã đạt được ; tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo và các chuyên viên trực tiếp quản lý trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ thôn tin; tiến hành phân tích, tổng hợp và chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

2.2.5. Phương pháp tính toán so sánh

Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được số liệu để đánh giá tình hình thực hiện công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thôn tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm.

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu tăng trưởng = (Số liệu kỳ sau / Số liệu kỳ trước)/ 100

- Chỉ tiêu về thiết bị được đáp ứng = (Tổng số thiết bị / Tổng số đơn vị (cá nhân) nghiên cứu) / 100

- Chỉ tiêu đánh giá nhận thức qua câu hỏi trắc nghiệm - (Tổng số câu trả lời cho chỉ tiêu / Tổng số phiếu nhận được) / 100

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, diện tích toàn tỉnh là 611.081,3 ha, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất * Tài nguyên đất

Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

* Tài nguyên nước

Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc. Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở QN cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75-80% tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20 - 25% tổng lượng nước trong năm.

Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.

Lợi dụng địa hình, Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung tích là 195, 53 triệu m3, phục vụ những mục đích kinh tế - xã hội của tỉnh như hồ Yên Lập (dung tích 118 triệu m3), hồ Chúc Bài Sơn ( 11,5 triệu m3), hồ Quất Đông (10 triệu m3). Nếu cộng tất cả, Quảng Ninh có từ 2.500 đến 3000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản.

* Tài nguyên rừng

Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%.

Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

* Tài nguyên biển

Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác.

Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà.

* Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…

Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an - tra - xít, tỷ lệ các - bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.

Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh.

* Tài nguyên du lịch

Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long - 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Khu du lịch văn hóa tâm linh Yên Tử; khu di tích Bạch Đằng; vịnh Bái Tử Long; thương cảng Vân Đồn;...

3.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

* Dân số

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người;

Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.

Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km vuông (năm 1999 là 196 người/ km vuông), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.

* Dân tộc

Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.

Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân; người Dao (4, 45%); người Hoa (0, 43%); người Sán Dìu (1,80%); người Sán chỉ (1,11%).

* Tôn giáo

Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ.

Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)...

* Y tế

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay, Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường. Đội ngũ y sỹ, bác sỹ chuyên nghiệp với 02 tiến sỹ y học, 53 thạc sỹ y học, 24 bác sỹ chuyên khoa II, 218 bác sỹ chuyên khoa I, 437 bác sỹ, 478 y sỹ, 109 kỹ thuật viên, 960 điều dưỡng viên, 225 nữ hộ sinh, 43 dược sỹ đại học, 99 dược sỹ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác đạt tỷ lệ 30 giường bệnh trên 10.000 dân, đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân.

* Hạ cơ sở đào tạo

Quảng Ninh hiện có 3 trường đại học; 6 trường cao đẳng chuyên nghiệp; 7 trường trung cấp chuyên nghiệp; 5 trường cao đẳng nghề; 6 trường trung cấp nghề.

* Hạ tầng giao thông

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.

Đường bộ: Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III, còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa.

Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154 km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa.

Đường huyện: tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khối lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%.

Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt 24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1,706 km, chiếm 76%.

Đường thuỷ nội địa: Toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa; đã đưa vào cấp quản lý 642 km luồng đường thuỷ nội địa.

Đường biển: phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ.

Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép- Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên - Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than.

Các cảng hàng không: Cảng hàng không Vân Đồn đã được chính phủ phê duyêt quy hoạch và đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trước năm 2020. Bên cạnh đó còn có một số sân bay trực thăng tại Bãi Cháy phục vụ khách du lịch.

* Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin.

Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.

Đến tháng 5 năm 2012 trên địa bàn tỉnh đã có 1.188 trạm phát sóng di động BTS. Đặc biệt, Vinaphone và Viettel đã lắp đặt trạm BTS trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh. Mạng BTS đang được triển khai ở khu vực di tích danh thắng Yên Tử (TX Uông Bí) và Núi Bài Thơ (TP Hạ Long). Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng S-phone đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)