KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3.2. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu về các hình thức chuyển QSDĐ
3.3.2.1. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển đổi QSDĐ
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và ngƣời dân huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển đổi QSDĐ
ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Nội dung câu hỏi
Cán bộ quản lý
cấp huyện
Khu vực nông thôn Khu vực đô thị
Trung bình Xã Quang Lang Xã Nhân Lý TT. Đồng Mỏ TT. Chi Lăng
CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân
1. Chuyển đổi QSDĐ được hiểu như thế
nào? 100 100,00 72 84,62 56 76,92 62 80 60 76.,84
2.Việc chuyển đổi QSDĐ nhằm vào mục
đích gì? 63 77,78 50 38,46 42 76,92 66 40 44 55,35
3. Dồn điền đổi thửa có phải là một hình
thức chuyển đổi QSDĐ hay không? 78,95 38,89 46 38,46 38 76,92 54 60 50 53,47 4. Người sử dụng đất muốn chuyển đổi
QSDĐ phải làm gì? 63,16 77,78 28 38,46 16 61,54 34 60 36 46,10
5. Luật Lất đai năm 2003 quy định, việc chuyển đổi QSDĐ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân trong giới hạn đơn vị hành chính cấp nào?
52,63 38,89 40 38,46 20 76,92 40 60 24 43,43
Trung bình 71,55 66,67 47,20 47,69 34,40 73,84 51,20 60,00 42,80 55,04
Qua bảng 4.11 ta thấy:
Sự hiểu biết của cán bộ quản lý các cấp và người dân tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng về hình thức chuyển đổi QSDĐ là không cao chỉ qua mức đạt trung bình không đáng kể với tỷ lệ trả lời đúng là 55,04%. Đối tượng có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là người dân thị trấn Đồng Mỏ với tỷ lệ trả lời đúng là 73,84%, đối tượng có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất lại là người dân xã Nhân Lý với tỷ lệ 34,40%, đối với sự hiểu biết về hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất thì người dân xã Quang Lang lại có sự hiểu biết cao hơn so với sự hiểu biết của người dân thị trấn Chi Lăng là 66,67% và 60%.
Sự hiểu biết về vấn đề chuyển đổi QSDĐ được hiểu như thế nào là 76.84% tỷ lệ người hiểu chuyển đổi QSDĐ chỉ đơn thuần là việc “Đổi đất lấy đất giữa các chủ thể sử dụng đất”, đây là tỷ lệ trả lời đúng cao nhất của tất cả các đối tượng đối với hình thức chuyển đổi QSDĐ. Đối tượng có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là cán bộ quản lý cấp huyện với tỷ lệ trả lời đúng là 100% và đối tượng có tỷ lệ lời đúng tương đương với đối tượng cán bộ quản lý cấp huyện là 100%. Tỷ lệ trả lời đúng của cán bộ xã Nhân Lý bằng với tỷ lệ trả lời đúng của cán bộ quản lý thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng cùng là 80%.
Về vấn đề việc chuyển đổi QSDĐ nhằm vào mục đích gì, thì tỷ lệ trả lời đúng của tất cả các đối tượng là 55,35% tỷ lệ này vượt qua mức trung bình. Mặc dù chưa cao nhưng đây là con số cho thấy sự hiểu biết của mọi đối tượng về vấn đề này là tương đối. Ngay như đối tượng quản lý cấp huyện chỉ trả lời đúng 63%, ở đối tượng này thì đa phần các cán bộ thuộc văn phòng đăng ký QSDĐ và cán bộ phòng tài nguyên môi trường trả lời đúng. Các cán bộ thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và cán bộ Công chứng chứng thực có sự hiểu sai về vấn đề này, bởi hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất ít xảy ra trên địa bàn huyện Chi Lăng, hơn nữa các cán bộ này không phải chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất đai nên hiểu biết về vấn đề này có phần hạn chế hơn. Các đối tượng khác thì cán bộ quản lý xã Quang lang và cán bộ quản lý thị trấn Đồng Mỏ có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất với 77,78% và 76,92%, cán bộ quản lý thị trấn Chi Lăng và cán bộ quản lý xã Nhân Lý có tỷ lệ trả
lời đúng chênh lệch nhưng không nhiều 60% và 47,69%. Đối tượng người dân của các xã có sự trả lời đúng tương đương nhau chênh lệch không đáng kể.
Sự hiểu biết về vấn đề: Dồn điền đổi thửa có phải là một hình thức chuyển đổi QSDĐ hay không, Người sử dụng đất muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất phải làm gì, và vấn đề Luật đất đai năm 2003 quy định, việc chuyển đổi QSDĐ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân trong giới hạn đơn vị hành chính cấp nào cũng tương tự như các vấn đề nêu trên. Sự hiểu biết của các đối tượng về các vấn đề về hình thức chuyển đổi QSDĐ là không cao. Nhiều đối tượng có sự hiểu biết lệch lạc vấn đề hay có những suy nghĩ sai so với quy định. Như về vấn đề; muốn chuyển đổi QSDĐ phải làm gì thì nhiều đối tượng cho rằng việc muốn chuyển đổi QSDĐ thì chỉ cần làm thông báo rồi trình lên UBND xã, thị trấn là được, nhều đối tượng lại cho rằng việc chuyển đổi QSDĐ chỉ cần làm giao kèo giữa hai bên có trưởng thôn hoạc một vài người làm chứng là được, cũng có đối tượng cho rằng không phải làm gì muốn đổi đất cho hau thì cứ đổi làm gì phải làm gì vì việc đất có ảnh hưởng gì tới ai đâu hay có làm mất đất đi đâu. Đa phần sự hiểu biết lệch lạc này là ở đối tượng người dân vì trên thực tế việc thực hiện chuyển đổi QSDĐ diễn ra nhiều nhưng sự hiểu biết của người dâ về vấn đề này còn hạn chế nên việc chuyển đổi QSDĐ diễn ra theo hình thức tự thỏa thuận không thông qua cơ quan chức năng làm thủ tục. Vì hình thức chuyển đổi QSDĐ ít diễn ra mà thực chất là ít có trường hợp đăng ký, từ năm 2006 đến năm 2010 trong vòng năm năm chỉ có 04 trường hợp đăng ký, nên các cán bộ quản lý từ cấp huyện đến cấp xã không nghiên cứu nhiều, không nắm chắc các quy định về hình thức chuyển đổi QSDĐ nên cũng có những hiểu biết lệch lạc về hình thức này. Tỷ lệ trả lời đúng về vấn đề: dồn diền đổi thửa có phải là một hình thức chuyển đổi QSDĐ không có 53,47% tỷ lệ người trả lời đúng, về vấn đề người sử dụng đất muốn chuyển đổi QSDĐ phải làm gì thì có 46,10% tỷ lệ người trả lời đúng, về vấn đề luật đất đai năm 2003 quy định, việc chuyển đổi QSDĐ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân trong giới hạn đơn vị hành chính cấp nào có 43,43% tỷ lệ người trả lời đúng.
3.3.2.2. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển nhượng QSDĐ
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và ngƣời ngƣời dân huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển nhƣợng QSDĐ
ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Nội dung câu hỏi
Cán bộ quản lý
cấp huyện
Khu vực nông thôn Khu vực đô thị
Trung bình Xã Quang
Lang Xã Nhân Lý TT. Đồng mỏ TT. Chi Lăng CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân
1. Chuyển nhượng QSDĐ được hiểu như thế nào? 47,37 0,00 16 7,69 4 38,46 10 20 26 18,84
2. Người nhận chuyển QSDĐ phải có nghĩa vụ
gì với người chuyển nhượng QSDĐ? 36,84 38,89 24 46,15 20 61,54 38 40 20 36,16 3. Trường hợp chuyển nhượng QSDĐ mà giá
chuyển nhượng thấp hơn so với giá nhà nước quy định thì giá trị chuyển nhượng áp dụng để tính thuế là giá trị nào?
73,68 38,89 40 30,77 20 61,54 60 60 56 48,99
4. Hộ gia đình cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên trồng lúa nước trong
trường hợp nào? 100 77,78 52 84,62 38 92,31 38 80 56 68,75
5. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng , tặng cho QSDĐ ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong trường hợp nào?
26,32 22,22 38 7,69 46 23,08 18 0 16 21,92
Trung bình 56,84 35,56 34,00 35,38 25,60 55,39 32,80 40,00 34,80 38,93
Qua bảng 4.12 ta thấy:
Sự hiểu biết về hình thức chuyển nhượng QSDĐ là 38,23% tỷ lệ người trả lời đúng, đây là một con số thấp chưa vượt qua mức trung bình. Trong đó đối tượng cán bộ quản lý cấp huyện có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất với 56,84%, tiếp đến là đối tượng cán bộ quản lý thị trấn Đồng Mỏ với tỷ lệ trả lời đúng là 56,00%. Đối tượng có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là người dân xã Nhân Lý với 28,00% đây là một con số rất thấp. Hình thức chuyển nhượng QSDĐ là một trong những hình thức diễn ra sôi động nhất trong tất cả các hình thức chuyển QSDĐ, tuy nhiên sự hiểu biết của mọi đối tượng về vấn đề này còn hạn chế, trái với quy luật thực tế rằng hình thức nào diễn ra nhiều sẽ được biết đến nhiều, song kết quả này lại không phải là phản bác lại quy luật đó bởi, hình thức chuyển nhượng QSDĐ là một hình thức diễn ra nhiều không chỉ trên địa bàn huyện Chi Lăng mà trên tất cả các địa bàn khác của cả nước, chính vì vậy mà hoạt động có rất nhiều vấn đề nhạy cảm, để tránh được những vấn đề này Pháp luật của Nhà nước phải có những quy định cụ thể chặt chẽ để tránh nhiều trường hợp lách luật gây khó khăn trong vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai, chính vì vậy mà việc cập nhật nắm bắt các vấn đề về chuyển nhượng QSDĐ sẽ khó khăn đối với người dân và ngay cả đối với một số cán bộ quản lý. Chỉ các cán bộ quản lý thực hiện trực tiếp công tác này mới tìm hiểu kỹ và nắm rõ những quy định của pháp luật.
Sự hiểu biết của các đối tượng về vấn đề chuyển nhượng QSDĐ được hiểu như thế nào là 18,84% tỷ lệ người trả lời đúng. Đây là con số rất thấp, rất nhiều người cho rằng việc chuyển nhượng QSDĐ chỉ đơn thuần là việc mua bán đất, trao đổi QSDĐ bằng tiền với giá thỏa thuận. Ngay như nhóm các cán bộ quản lý cũng nhầm lẫn, cán bộ quản lý cũng chỉ trả lởi đúng 47,37% chưa qua được mức trung bình, đối tượng cán bộ quản lý xã Quang Lang không có ai trả lời đúng về vấn đề này.
Về vấn đề Người nhận chuyển nhượng QSDĐ phải có nghĩa vụ gì với người chuyển nhượng QSDĐ tỷ lệ trả lời đúng là 36,16% coa hơn vấn đề trước, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp so với các vấn đề của các hình thức khác. Vì nhiều người hiểu rằng vệc chuyển nhượng QSDĐ chỉ đơn thuần là việc mua bán đất nên cũng cho
rằng người nhận chuyển nhượng chỉ có nghĩa vụ là trả tiền cho người chuyển nhượng. Thực chất thì người nhận chuyển nhượng phải trả các khoản chi phí có thể bằng tiền hay hiện vật mà người chuyển nhượng bỏ ra để có được quyền sử dụng đất và các chi phí đầu tư để làm tăng giá trị của đất đó.
Vể vấn đề hộ gia đình, cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng QSDĐ là đất chuyên trồng lúa nước trong trường hợp nào tỷ lệ trả lời đúng là 68,75% đây là tỷ lệ người trả lời đúng cao nhất của các đối tượng đối với sự hiểu biết về các vấn đề liên quan tới hình thức chuyển nhượng QSDĐ, có lẽ vì đây là vấn quan trọng trọng đối với chủ trương quản lý sử dụng đất chuyên trồng lúa nước của nhà nước để bảo vệ quỹ đất hiếm và đang ngày càng giảm sút này. Mỗi trường hợp chuyển nhượng đất chuyên trồng lúa nước thì đây là vấn đề quan tâm đầu tiên của các cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp thực thủ tục. Và người dân khi thực hiện chuyển nhượng đất chuyển trồng lúa nước cũng được các cán bộ tư vấn kỹ về các vấn đè liên quan tới hình thức này.
Về vấn đề hộ gia đình, cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng đất ở, đất nông nghiệp trong khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong trường hợp nào thì tỷ lệ trả lời đúng là 21,92% đây cũng là con số không cao tình trạng chung về sự hiểu biết của các đối tượng về hình thức chuyển nhượng QSDĐ. Hơn nữa việc chuyển nhượng đất rừng đặc dụng rừng phòng hộ trong khu bảo vệ nghiêm ngặt chưa có trường hợp nào xảy ra trên địa bàn huyện Chi Lăng nên sự hiểu biết về hình thức này cũng hạn chế hơn.
Mặc dù hình thức chuyển nhượng QSDĐ là một hình thức diễn ra sôi động trên địa bàn huyện Chi Lăng nhưng sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn hạn chế, hình thức chuyển nhượng QSDĐ bao gồm nhiều trường hợp tuy nhiên xảy ra trên địa bàn huyện Chi Lăng chủ yếu là mua bán trao đổi QSDĐ bằng tiền nên người dân chỉ hiểu biết về những gì liên quan tới vấn đề đó mà chưa chưa được tìm hiểu sâu và kỹ về tất cả những vấn đề liên quan đến chuyển nhượng QSDĐ nên còn nhầm lẫn về bản chất của hình thức chuyển nhượng QSDĐ.
3.3.2.3. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu về hình thức cho thuê và cho thuê lại QSDĐ
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và ngƣời dân huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu về hình thức cho thuê và cho thuê lại QSDĐ
ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Nội dung câu hỏi quản lý Cán bộ cấp huyện
Khu vực nông thôn Khu vực đô thị
Trung bình Xã Quang
Lang Xã Nhân Lý TT. Đồng mỏ TT. Chi Lăng CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân CBQL Ngƣời dân
1. Cho thuê, cho lại QSDĐ được hiểu
như thế nào? 52,63 38,89 38 7,69 24 38,46 42 20 32 32,63
2. Cho thuê, cho thuê lại có cần hợp
đồng hay không? 100 38,89 24 46,15 22 61,54 48 40 32 45,84
3. Thuê và thuê lại QSDĐ khác nhau ở
điểm nào? 47,37 38,89 28 30,77 32 38,46 44 40 44 38,17
4. Đất mà người sử dụng đất cho thuê
lại có nguồn gốc từ đâu? 63,16 22,22 28 46,15 20 76,92 42 80 38 46,27
5. Việc cho thuê lại QSDĐ được quy định như thế nào trong Luật Đất đai năm 2003?
63,16 61,11 22 30,77 22 76,92 52 60 52 48,88
Trung bình 65,26 40,00 28.00 32,31 24,00 58,46 45,60 48,00 39,60 42,36
Qua bảng 4.13 ta thấy:
Sự hiểu biết của các đối tượng trong khu vực nghên cứu về hình thức cho thuê và cho thuê lại là 42.36% tỷ lệ người trr lời đúng. Trong đó đối tượng có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là cán bộ quản lý cấp cấp huện với 65,26% tỷ lệ người trả lời đúng, đối tượng có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là người dân xã Nhân Lý. Về mức độ hiểu biết giữ các đối tượng tương tự như sự hiểu biết về hình thức trên. Theo kết quả về hình thức cho thuê và cho thuê lại tì hoạt động này diễn ra ít trên địa bàn huyện Chi Lăng, đa phần là các tổ chức kinh tế thuê đất làm địa bàn sản xuất kinh doanh ít trường hợp là hộ gia đình các nhân thuê đất để sản xuất. Nên đa phần người dân hiểu biết về vấn đề này còn hạn chế nhiều người trả lời còn theo sự suy đoán.
Có 32,63 tỷ lệ người hiểu cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là như thế nào trong đó 52,63% CBQL cấp huyện, đây vẫn là đối tượng có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất, còn lại số ít hiểu lầm rằng cho thuê và cho thuê lại QSDĐ chỉ là cho người khác thuê nhà trọ hay là cho người khác sản xuất trên đất của mình rồi thu tiền theo thoả thuận.
45,84% tỷ lệ biết rằng cho thuê và cho thuê lại QSDĐ cần hợp đồng theo quy định của pháp luật. một số cho rằng chỉ cần hợp đồng do hai bên thoả thuận. vì nhiều