Đánh giá kết quả chuyển nhượng QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 34 - 36)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Đánh giá kết quả chuyển nhượng QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006

Bảng 3.3. Kết quả chuyển nhƣợng QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010

Năm

Khu vực nông thôn Khu vực đô thị

Xã Quang Lang Xã Nhân Lý TT. Đồng Mỏ TT. Chi Lăng

Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) 2006 4 4 876 2 2 450 31 31 7120 12 12 870 2007 0 0 0 2 2 235 27 27 5530 9 9 862 2008 13 12 1697 10 10 1020 46 46 9400 19 19 2010 2009 13 13 377 12 12 967 21 21 3810 18 18 1998 2010 22 22 1892 18 15 1588 46 46 8256 26 26 4007 Tổng cộng 52 51 4842 44 41 4260 171 171 34116 84 84 7938 96 trƣờng hợp, hoàn thành 92, diện tích 9102m2 255 trƣờng hợp, hoàn thành 255, diện tích 42054m2 351 trƣờng hợp, hoàn thành 347, diện tích 13.307m2

Qua bảng 3.3 ta thấy tổng số hồ sơ tại khu vực nghiên cứu là 351 trường hợp, trong đó có 347 trường hợp đã hoàn thành với diện tích 13.307m2. Còn 4 trường hợp phải trả lại hồ sơ. Tại khu vực đô thị có 255 trường hợp với diện tích 42.055m2

và tất cả các trường hợp đã hoàn thành, tại khu vực nông thôn có 96 trường hợp tuy nhiên chỉ có 92 trường hợp đã được giải quyết với diện tích 9.102m2, có 04 trường hợp chưa được giải quyết, 01 trường hợp thuộc xã Quang Lang năm 2008, 03 trường hợp thuộc địa phận xã Nhân Lý đều vào năm 2010. Như vậy số trường hợp đăng ký chuyển nhượng QSDĐ khu vực đô thị nhiều hơn khu vực nông thôn gần gấp 3 lần. Tại 04 đơn vị nghiên cứu thì thị trấn Đồng Mỏ có nhiều trường hợp nhất với 171 trường hợp trong giai đoạn nghiên cứu, sau đó là thị trấn Chi Lăng với 84 trường hợp, tiếp đến là xã Quang Lang với 52 trường hợp cuối cùng là xã Nhân Lý với 44 trường hợp. Tuy nhiên hoạt động chuyển nhượng QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu đều tương đối sôi động, đây là một trong những hoạt động sôi động nhất của công tác chuyển QSDĐ.

Có được kết quả như vậy là do Luật Đất đai năm 2003 được thi hành, quy định rõ trình tự thủ tục hành chính, thời gian thực hiện cụ thể, trình tự thủ tục được rút gọn tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm. Điều đó tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động chuyển nhượng QSDĐ diễn ra mạnh mẽ hơn.

+ Cả 4 địa điểm nghiên cứu đều là các xã và thị trấn có trục đường Quốc lộ 1A mới và tuyến đường sắt Hà – Lạng chạy qua, nên hoạt động kinh tế thương mại tương đối sôi động.

+ 01 trường hợp của xã Quang Lang phải trả hồ sơ là do thửa đất chuyển nhượng chưa được cấp giấy chứng nhận, hai bên chuyển nhượng cho nhau từ năm 2005 chỉ có giấy tờ viết tay. Văn phòng đăng ký QSDĐ trả lại hồ sơ và hướng dẫn người dân làm thủ tục kê khai đăng ký QSDĐ trước khi làm thủ tục chuyển nhượng. + 03 trường hợp chuyển nhượng của xã Nhân Lý chưa được giải quyết vào năm 2010 là do ba trường hợp trên đều sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận QSDĐ và cần phải xem xét lại.

Mặc dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên công tác chuyển nhượng QSDĐ không phải không có những khó khăn cần khắc phục, điển hình là:

+ Việc thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn, bổ sung và quy định mới trong Luật Đất đai còn chậm trễ và chưa hoàn tất nên hoạt động chuyển nhượng QSDĐ còn gặp nhiều hạn chế. Cần phải có biện pháp và kế hoạch cụ thể trong việc

cập nhật các văn bản pháp luật mới nhanh chóng đưa vào áp dụng tránh làm chậm trễ các hoạt động khi có nhu cầu cần thiết.

+ Tuy cơ chế "một cửa" đã được thực hiện tốt tại địa phương nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tuy nhiên do số lượng cán bộ còn hạn chế nên khi số lượng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quá tải không thể giải quyết đúng thời gian quy định, gây ra bức xúc không thể tránh khỏi cho người dân. Vấn đề này nhanh chóng cần các cấp có thẩm quyền xem xét đưa ra những biện pháp khắc phục điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế công việc.

+ Trong công tác chuyển nhượng QSDĐ có một khó khăn thường gặp đó là xác định giá trị chuyển nhượng thực tế. Để tránh nộp thuế cho phần giá trị chuyển nhượng thực tế, người dân thường lách luật ghi giá trị chuyển nhượng là giá trị theo giá nhà nước quy định và giá trị này thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế, hoặc là ghi giá trị cao hơn giá nhà nước nhưng vẫn thấp hơn giá trị thực tế rất nhiều.

3.2.3. Đánh giá kết quả cho thuê và cho thuê lại QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)