Đánh giá kết quả thừa kế QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 38 - 40)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.4.Đánh giá kết quả thừa kế QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006

Bảng 3.5. Kết quả thừa kế QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010

Năm

Khu vực nông thôn Khu vực đô thị

Xã Quang Lang Xã Nhân Lý TT. Đồng Mỏ TT. Chi Lăng

Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) 2006 6 6 923 3 3 890 25 23 4440 6 6 1769 2007 3 3 521 3 3 452 12 11 2210 2 2 843 2008 4 4 688 4 4 1032 27 26 4630 7 5 1323 2009 9 9 1802 6 6 1989 30 30 5120 17 17 5653 2010 6 6 1421 5 5 554 32 32 4123 25 25 4120 Tổng cộng 28 28 5355 21 21 4917 126 122 20523 57 55 13678 49 trƣờng hợp, hoàn thành 49, diện tích 10272m2 183 trƣờng hợp, hoàn thành 177, diện tích 34201m2 232 trƣờng hợp, hoàn thành 226, diện tích 44473m2

Qua bảng 3.5 cho thấy:

Trên địa bàn huyện Chi Lăng từ năm 2006 đến năm 2010 tại hai khu vực nghiên cứu có tổng số 232 trường hợp đăng ký thừa kế QSDĐ, có 226 trường hợp đã hoàn thành với tổng diện tích 44.473m2

, có 06 trường hợp chưa hoàn thành, 04 trường hợp thuộc địa phận thị trấn Đồng Mỏ, 02 trường hợp thuộc địa phận thị trấn Chi Lăng.

Khu vực đô thị có 183 trường hợp đăng ký nhiều hơn khu vực nông thôn gần gấp 4 lần. Các trường hợp đăng ký tập trung nhiều nhất trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ với 126 trường hợp, tiếp đến là thị trấn Chi Lăng với 57 trường hợp, xã Quang Lang với 28 trường hợp và xã Nhân Lý với 21 trường hợp.

Thừa kế QSDĐ là việc người sử dụng đất khi chết để lại QSDĐ của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Từ Luật Đất đai 1993 trở đi Nhà nước thừa nhận QSDĐ có giá trị và cho phép người sử dụng được chuyển QSDĐ rộng rãi theo qui định của pháp luật. Từ đó, QSDĐ được coi như một tài sản dân sự đặc biệt nên người sử dụng đất có quyền để thừa kế. Vì vậy, quyền này chủ yếu tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế.

Từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời, quy định rõ hơn, cụ thể hơn về thừa kế QSDĐ nên công tác chuyển QSDĐ dưới hình thức thừa kế QSDĐ được người dân quan tâm hơn, hơn nữa thừa kế là một hoạt động đã hình thành từ rất lâu đời và nó là nhu cầu tất yếu khi muốn để lại tài sản của mình cho người thân khi mất đi, luật pháp ban hành luật để bảo vệ quyền lợi và bảo vệ đúng di nguyện của người đã khuất.

Về bản chất thì thừa kế là một dạng quan hệ đặc biệt mang tính dân sự và có nhiều vấn đề nhạy cảm nên thời gian giải quyết và thực hiện có chậm hơn so với các hình thức chuyển quyền khác.

Việc viết di chúc để thừa kế tài sản của mình cho người thân, đây không phải là việc mới lạ tuy nhiên với người dân huyện Chi Lăng, một huyện thuộc tỉnh khu vực miền núi do phong tục tập quán của người dân từ xưa đến nay việc để lại thừa kế được thực hiện "bằng miệng" không có văn bản chứng thực và việc thừa kế được mọi người trong gia đình tự thoả thuận với nhau.

Trên thực tế thì nhiều trường hợp người dân sử dụng đất thừa kế từ ông cha để lại, nhưng do suy nghĩ còn mang tính phong tục tập quán, nhiều người cho rằng đất của ông cha họ thì họ nghiễm nhiên được dùng nên không cần phải đăng ký. Một số

trường hợp anh em tự thỏa thuận được song một số trường hợp khi có một dự án nào liên quan tới đất của họ và được nhà nước đền bù thiệt hại mới gây tranh cãi, kiện tụng và cần có sự can thiệp của pháp luật để chia lại tài sản thừa kế là QSDĐ. Trên địa bàn 2 thị trấn thuộc khu vực đô thị có số trường hợp đăng ký nhiều hơn do tại hai khu vực này trình độ người dân có cao hơn so với hai xã thuộc khu vực nông thôn, nên sự hiểu biết của họ về thừa kế nói chung và thừa kế QSDĐ nói riêng không còn mang tính phong tục tập quán, do đó họ sớm nhận thức được vấn đề và tới đăng ký với cơ quan Nhà nước để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp đăng ký thừa kế QSDĐ nhưng chưa được giải quyết đều do thừa kế được để lại "bằng miệng" không có giấy tờ chứng thực, lại có sự mâu thuẫn của những người trong gia đình, việc đăng ký thừa kế QSDĐ buộc phải lùi lại chờ sự giải quyết của pháp luật, các trường hợp này nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ và địa bàn thị trấn Chi Lăng.

3.2.5. Đánh giá kết quả tặng cho QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 38 - 40)