KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 75 - 77)

- Cần đẩy nhanh tiến độ đăng ký QSDĐ và cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện Chi Lăng đảm bảo nhanh gọn và tuân thủ pháp luật, hiện nay trên địa

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Sau quá trình thu thập và phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

* Kết quả về chuyển QSDĐ tại khu vực nghiên cứu theo số liệu thứ cấp cho thấy: Từ khi Luật Đất đai ra đời và được áp dụng, quy định có 8 hình thức chuyển QSDĐ. Kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, là chưa thực sự sôi động, hai hình thức chuyển đổi và góp vốn bằng QSDĐ trong vòng 05 năm chỉ có một số ít trường hợp đăng ký. Vẫn còn tình trạng người dân tự chuyển QSDĐ cho nhau mà không qua cơ quan có thẩm quyền đăng đăng ký.

Kết quả chuyển QSDĐ tại khu vực đô thị nhiều hơn khu vực nông thôn. Tại khu vực đô thị, thị trấn Đồng Mỏ là nơi tập trung các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện, là nơi có chợ và bệnh viện trung tâm của huyện nên hoạt động chuyển QSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ cũng nhiều hơn so với thị trấn Chi Lăng. Tại khu vực nông thôn, xã Quang Lang là xã gần với trung tâm huyện, có trục đường quốc lộ 1A đi kéo dài hết chiều dài xã nên hoạt động chuyển QSDĐ cũng nhiều hơn xã Nhân Lý. Càng ở khu vực đô thị, thì hoạt động của công tác chuyển QSDĐ càng sôi động.

* Công tác chuyển QSDĐ tại huyện Chi Lăng qua sự hiểu biết của CBQL và người dân cho thấy:

Cán bộ quản lý và người dân trên địa bàn huyện Chi Lăng cũng đã có những hiểu biết cơ bản về các quy định về chuyển QSDĐ trong Luật Đất đai năm 2003, tuy nhiên mức hiểu biết này còn chưa cao, nhiều người chưa thực sự được tìm hiểu về Luật đất đai, câu trả lời còn mang tính chất suy đoán, ngay cả đối tượng là cán bộ quản lý nhiều người cũng chưa thực sự nắm chắc về quy định của pháp luật.

Sự hiểu biết của người nhóm cán bộ quản lý cao hơn so với sự hiểu biết của người dân. Sự hiểu biết của người dân khu vực đô thị cao hơn sự hiểu biết của người dân khu vực nông thôn. Đối với nhóm cán bộ quản lý, thì thực hiện thủ tục càng nhiều thì nắm kiến thức càng rõ càng chắc, đối với người dân tham gia nhiều thì biết

nhiều, tham gia ít thì biết ít, khi họ tham gia bất kỳ hoạt động chuyển quyền nào thì họ phải tìm hiểu về trình tự thủ tục cũng như được hướng dẫn về hình thức đó.

2. Đề nghị

Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động của các hình thức chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Chi Lăng cần có những biện pháp cụ thể trong thời gian tới:

- Tổ chức tuyên truyền một cách sâu rộng và có hiệu quả tới người dân những kiến thức về pháp luật đất đai nói chung và về chuyển QSDĐ nói riêng, nhằm nâng cao hiểu biết và trình độ của người dân. Đồng thời với đó là nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn huyện

- Cần khắc phục tình trạng thiếu nhân sự trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị trấn, nhằm đảm bảo việc nắm chắc tình hình cũng như những biến động về đất đai trên địa bàn thị trấn, tránh những hoạt động ngoài luồng không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền địa phương.

- Chú trọng và đầu tư hơn nữa về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ số trong công tác chuyển QSDĐ. Hệ thống hóa các cấp quản lý thống nhất từ trên xuống, từ trung ương tới địa phương, từ các ngành liên quan tới nhau.

- Có hệ thống thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ trong lĩnh vực đất đai, đây là một lĩnh vực có nhiều vấn đề nhạy cảm, để tránh những tình trạng quan liêu, tham nhũng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)