Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 26 - 28)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - Nhóm ngành Nông - lâm nghiệp

Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành nông lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 luôn đạt từ 6-7%, trong đó riêng ngành nông nghiệp là 7-8%.

Chiến lược phát triển nhóm ngành nông nghiệp là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, và kết quả đạt được sản lượng lương thực từ 34-35 nghìn tấn vào năm 2012, lương thực bình quân đầu người đạt 410-420 kg.

- Nhóm ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ

Chiến lược phát triển kinh tế của huyện là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về thị trường, nguyên liệu, nhân lực như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác quặng, chế biến nông - lâm sản. Đến năm 2010 công nghiệp trung ương và tỉnh quản lý chiếm 62,7%, công nghiệp do huyện quản lý chiếm 37,3%. Bình quân hàng năm giá trị các ngành dịch vụ tăng 13-14%, trong đó ngành công nghiệp sửa chữa tăng 17-18%, vận tải kho bãi tăng 15-16%, bưu chính viễn thông tăng 17-18%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội - Dân số và lao động

Dân số bình quân năm 2010 của huyện Chi Lăng là 80.555 người.

Nhìn chung nguồn lao động của huyện Chi Lăng là lao động trẻ, cần cù lao động, có trình độ và năng lực. Số người trong độ tuổi lao động là 42.270 người chiếm 52,47% dân số, trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 10,5%, dưới độ tuổi lao động chiếm 36,76% trong tổng dân số của huyện.

Tạo bước chuyển biến trong sự nghiệp phát triển giáo dục, y tế văn hoá - xã hội, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng giáo dục - đào tạo ngành nghề, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khan. Tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh xã hội, công tác DS-KHHGĐ, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng sức khoẻ và tuổi thọ của người dân.

- Cơ sở hạ tầng

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

 Hệ thống đường giao thông huyện ngày càng được cải thiện, nâng cấp, sửa chữa, bổ sung mở rộng, 21/21 xã trong huyện đều có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Đường liên thôn đã phần lớn được bê tông hóa.

 Điện lưới quốc gia đến năm 2007 đã đến được 21/21 xã, thị trấn trong huyện. Trụ sở UBND các xã đã được xây dựng và trang bị khá đầy đủ, một số xã, thị trấn đang được xây dựng trụ sở 2-3 tầng, các nhà họp thôn cũng đã được xây dựng xong.

 Thủy lợi: 8 hồ chứa tưới cho khoảng 152ha; 102 đập dâng tưới cho khoảng 117ha; 6 trạm bơm điện tưới tiêu cho 152ha.

+ Cơ sở hạ tầng xã hội:

 Giáo dục: huyện Chi Lăng có 52 trường học với 674 phòng học, số lớp học là 675 lớp, 1119 giáo viên và 14877 học sinh. Ngoài ra huyện còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, 1 trường trung cấp nghề.

 Y tế: huyện Chi Lăng đã xây dựng được 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa, 23 trạm y tế xã, huyện và xí nghiệp. Số giường bệnh của huyện là 154 trong đó của bệnh viện là 70 giường, phòng khám đa khoa là 15 giường, trạm y tế xã, huyện là 69 giường. Số cán bộ y tế là 172 người (ngành y: 169 người, ngành dược: 3 người).

 Văn hóa thể thao: huyện có 1 đài truyền hình và các trung tâm văn hóa văn nghệ tại các xã.

 Bưu chính viễn thông: mạng lưới bưu chính viễn thông được mở rộng, 21/21 xã, trị trấn đều có máy điện thoại và các điểm bưu điện văn hóa xã, sóng của các mạng di động cũng được phủ đến các thôn xóm.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 26 - 28)