Đánh giá kết quả tặng cho QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 40 - 42)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.5. Đánh giá kết quả tặng cho QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006

Bảng 3.6. Kết quả tặng cho QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010

Năm

Khu vực nông thôn Khu vực đô thị

Xã Quang Lang Xã Nhân Lý TT. Đồng Mỏ TT. Chi Lăng

Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) 2006 3 3 734 0 0 0 0 0 0 2 2 456 2007 1 1 215 0 0 0 3 3 679 2 2 579 2008 8 8 2341 5 5 2897 9 9 2994 3 3 623 2009 5 5 1893 5 5 2313 2 2 623 8 7 2398 2010 8 8 4123 7 7 3335 12 12 3563 9 9 2512 Tổng cộng 25 25 9306 17 17 8545 26 26 7859 24 23 6568 43 trƣờng hợp, hoàn thành 43, diện tích 17851m2 50 trƣờng hợp, hoàn thành 49, diện tích 14427m2 93 trƣờng hợp, hoàn thành 92, diện tích 32288m2

Qua bảng 3.6 ta thấy trên địa bàn huyện Chi Lăng từ năm 2006 đến năm 2010 tại hai khu vực nghiên cứu có tổng số 93 trường hợp, chỉ có 92 trường hợp hoàn thành với tổng diện tích là 32.278m2. 01 trường hợp không được giải quyết dứt điểm nằm trên địa bàn thị trấn Chi Lăng vào năm 2009. Hình thức tặng cho diễn ra trên địa bàn huyện Chi Lăng không nhiều, trong vòng 5 năm tại hai khu vực nghiên cứu chỉ có 93 trường hợp đăng ký.

Tại hai khu vực nghiên cứu: khu vực đô thị có 50 trường hợp đăng ký tặng cho QSDĐ với diện tích 14.427 m2, khu vực nông thôn có 43 trường hợp đăng ký tặng cho QSDĐ trong đó có 100% các trường hợp đăng ký đều được giải quyết dứt điểm. Với hình thức tặng cho QSDĐ thì sự chênh lệch số trường hợp đăng ký giữa hai khu vực đô thị và nông thôn không nhiều, khu vực đô thị chỉ nhiều hơn khu vực nông thôn 07 trường hợp đăng ký, tuy nhiên là khu vực đô thị còn có 01 trường hợp chưa được giải quyết nên số trường hợp được giải quyết nhiều hơn khu vực nông thôn chỉ có 06 trường hợp.

Sự chênh lệch giữa các xã thuộc cùng một khu vực cũng không nhiều, số trường hợp tại các xã và thị trấn với hình thức tặng cho QSDĐ tương đương nhau, chỉ có xã Nhân Lý là số trường hợp ít hơn hẳn so với các xã còn lại, chỉ có 17 trường hợp. Xã Quang Lang trong trường hợp tặng cho còn nhiều hơn thị trấn Chi Lăng 01 trường hợp và chỉ kém thị trấn Đồng Mỏ 01 trường hợp.

Kết quả trên là do hình thức tặng cho QSDĐ là một hình thức chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ tình cảm mà người chuyển sử dụng không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả. Nó thường diễn ra theo quan hệ tình cảm huyết thống, tuy nhiên cũng không loại trừ ngoài quan hệ này.

Tặng cho QSDĐ là một hình thức chuyển quyền không phải là mới nhưng trước đây không có quy định trong luật nên khi thực tiễn phát sinh thì người ta áp dụng các quy định của hình thức thừa kế sang để thực hiện.

Số trường hợp tặng cho QSDĐ không nhiều từ năm 2006 đến năm 2010. Trong 05 năm cũng chỉ có 93 trường hợp, cũng bởi nhà nước quy định chỉ có những trường hợp tặng cho có quan hệ huyết thống ruột thịt: bố mẹ và con cái, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại với con cháu thì mới được miễn thuế chuyển QSDĐ, còn lại các trường hợp khác phải chịu thuế chuyển quyền còn cao hơn chuyển nhượng nên

trên thực tế có nhiều trường hợp tặng cho nhưng không thuộc các đối tượng được miễn thuế chuyển quyền nên họ lại làm hồ sơ đăng ký là chuyển nhượng QSDĐ.

Nhiều trường hợp họ vẫn nhầm tưởng bố mẹ cho con cái là thừa kế QSDĐ, nên họ đăng ký hồ sơ thừa kế. Tuy nhiên các trường hợp đó đã được các cán bộ chuyên môn hướng dẫn làm lại hồ sơ và thực hiện các thủ tục đăng ký tặng cho.

Trong nhiều năm trở lại đây xã Quang Lang có những phát triển vượt trội về mọi mặt và kéo theo đó là sự sôi động của hoạt động chuyển QSDĐ. Chính vì vậy mà trong những năm trở lại đây hoạt động chuyển QSDĐ nói chung và hình thức tặng cho QSDĐ nói riêng trên địa bàn xã Quang Lang không kém so với các thị trấn thuộc khu vực đô thị trên địa bàn huyện.

Trên địa bàn hai thị trấn thuộc khu vực đô thị, đa phần người dân sống tại hai khu vực này là dân di cư, còn người bản địa tại đây rất ít chỉ chiếm hơn 30%. Nên thường chỉ có mối quan hệ huyết thống gần bố mẹ, con cái anh chị em, hoạt động tặng cho chủ yếu là bố mẹ cho con cái. Hơn nữa đất trên địa phận thuộc khu vực đô thị thường có giá cao nên hoạt động tặng cho QSDĐ cũng ít hơn các hình thức chuyển QSDĐ.

3.2.6. Đánh giá kết quả thế chấp bằng giá trị QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)