KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Chi Lăng
3.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Chi Lăng
Công tác quản lý đất đai tại huyện Chi Lăng trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, công tác quản lý đất đai thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đã được UBND huyện thực hiện theo quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật do UBND tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Chi Lăng ban hành, tạo hành lang pháp lý để công tác quản lý đất đai của huyện ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Huyện đã được xác định địa giới hành chính, công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính cũng được thực hiện một cách đầy đủ, đáp ứng tốt trong việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ nhu cầu chung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Bản đồ hành chính của huyện cũng đã được lập đầy đủ bởi bản đồ hành chính rất quan trọng trong công tác quản lý hành chính nói chung trong đó có công tác quản lý đất đai.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết của huyện cũng đã được cấp trên chỉ đạo về chuyên môn thực hiện tốt theo quy định. Đến nay, huyện đã có đầy đủ một hệ thống các loại bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
Để phục vụ công tác nắm chắc, nắm rõ quỹ đất đai, đề ra kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai là thống kê đất đai định kỳ hàng năm. Hàng năm, UBND huyện Chi Lăng đã quan tâm, chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu biến động đất đai, kịp thời chỉnh lý biến động đất đai để lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện, nhằm tạo cơ sở cho các cấp, các ngành có định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng đã được thực hiện tốt.
3.1.3.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai là thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ hàng năm với đơn vị cấp xã, phường, thị trấn và toàn huyện. Nhận thức rõ nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác thống kê đất đai, UBND huyện Chi Lăng đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu biến động đất đai các năm, căn cứ hiện trạng sử dụng đất của những năm trước đó, kịp thời lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Chi Lăng qua các năm. Căn cứ các tài liệu hiện có như kết quả thống kê đất đai hàng năm, bản đồ Địa chính, số liệu chỉnh lý biến động đất đai các năm, kết quả số
liệu của các xã, huyện, số liệu thu thập tại các hồ sơ có liên quan, đối chiếu với các nguồn tài liệu đã có. Tình hình sử dụng đất của huyện Chi Lăng từ năm 2006 đến năm 2010 được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010
TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã 2006 2007 2008 2009 2010 Biến động 2006 so với 2010 Tổng diện tích tự nhiên 70484.54 70603,25 70603,25 70597.97 70602.09 117,55 1 Đất nông nghiệp NNP 34958.12 55899,61 55899,61 42313.62 55372.61 20414,49 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12558.53 12659,38 12659,38 14726.02 14664.53 2106 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8815.06 9095,66 9095,66 11275.68 10837.45 2022,39 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4267.64 4287,27 4287,27 5312.11 4910.82 643,18 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 3.50 3,50 3,50 0.30 0.30 -3,2 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4543.92 4804,89 4804,89 5963.27 5926.33 1382,41 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3743.47 3563,72 3563,72 3450.34 3827.08 83,61 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 22322.77 43153,05 43153,05 27429.94 40557.35 18234,58 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 15139.82 19767,56 19767,56 20123.25 32915.61 17775,79 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 7182.95 23385,49 23385,49 7306.69 7379.74 196,79 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 262.00 262 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 71.72 76,04 76,04 122.52 111.48 39,76 1.4 Đất làm muối LMU 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 5.10 11,14 11,14 35.14 39.25 34,15
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3015.51 3233,45 3233,45 3156.92 3845.15 829,64 2.1 Đất ở OTC 623.31 680,14 680,14 682.93 702.71 79,4 2.1 Đất ở OTC 623.31 680,14 680,14 682.93 702.71 79,4 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 530.57 587,36 587,36 590.13 610.41 79,84 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 92.74 92,78 92,78 92.80 92.30 -0,44 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1665.64 1825,25 1825,25 1541.16 2203.48 537,84 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 38.52 28,35 28,35 34.19 24.39 -14,13 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 280.29 265,48 265,48 47.96 599.48 319,19 2.2.3 Đất an ninh CAN 1.10 1,10 1,10 0.60 1.95 0,85 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 51.53 84,15 84,15 80.06 148.85 97,32 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1294.20 1446,17 1446,17 1378.35 1428.81 134,61 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 4.75 5,25 5,25 5.25 4.38 -0,37 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 41.20 43,93 43,93 49.21 63.48 22,28 2.5 Đất sông suối và MN chuyên dùng SMN 676.48 674,79 674,79 825.86 818.50 142,02 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4.13 4,09 4,09 52.51 52.60 48,47
3 Đất chƣa sử dụng CSD 32510.91 11470,19 11470,19 25127.43 11384.33 -21126,58 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 274.63 254,61 254,61 638.73 176.42 -98,21 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 274.63 254,61 254,61 638.73 176.42 -98,21 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 16810.36 2134,06 2134,06 7724.53 1483.69 -15326,67 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 15425.92 9081,52 9081,52 16764.17 9724.22 -5701,7
Qua bảng 3.1 ta thấy tổng diện tích tự nhiên năm 2006 là 70484,5ha, đến năm 2010 là 70602.09ha, tăng 117,55ha.
+ Đất nông nghiệp:
Năm 2006 toàn huyện có 34958,12ha, đến ngày 01/01/2011 có 55.372,61ha tăng 20414,49ha, diện tích đất nông nghiệp tăng lên là do người dân khai hoang từ đất chưa sử dụng và chuyển từ đất lâm nghiệp sang, trên thực tế diện tích đất nông nghiệp cũng giảm đi do chuyển sang đất phi nông nghiệp để sử dụng làm nhà ở và xây dựng các công trình phúc lợi Nhà nước.
+ Đất phi nông nghiệp:
Năm 2006 toàn huyện có 3015,51ha, đến ngày 01/01/2011 có 3.845,15ha tăng 829,64ha, nguyên nhân tăng do chuyển từ đất nông nghiệp sang để xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi của Nhà nước.
Đất chưa sử dụng giảm đáng kể do được khai hoang sử dụng vào hình thức đất sản xuất nông nghiệp và đất công trình công cộng.
3.1.3.3. Sơ lược về vai trò của Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Chi Lăng trong công tác chuyển QSDĐ
Công tác quản lý và thực hiện chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Chi Lăng trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là từ năm 2007 khi Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Chi Lăng được thành lập cùng với việc đo đạc, cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính hoàn thành. Huyện Chi Lăng có 19 xã và 02 thị trấn, các xã và thị trấn đều đã được đo đạc bản đồ địa chính, là một trong số ít huyện có bản đồ địa chính cho tất cả các xã và đã lập hồ sơ địa chính quản lý từng thửa đất. Toàn huyện có 2684 tờ bản đồ địa chính trong đó có 34 tờ tỷ lệ 1/500, 2475 tờ tỷ lệ 1/1000, 175 tờ tỷ lệ 1/5000; khuôn dạng AutoCAD hệ tọa độ HN72 có 140 tờ, 2544 tờ khuôn dạng Micro V7 hệ tọa độ VN2000; hồ sơ địa chính có 240 sổ mục (cấp xã có 120 sổ, cấp huyện có 120 sổ), 84 sổ đăng ký biến động (cấp xã có 42 sổ, cấp huyện có 42 sổ), 344 sổ địa chính (cấp xã có 172 sổ, cấp huyện có 172 sổ), 168 sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận QSDĐ (cấp xã có 84 sổ, cấp huyện có 84 sổ). Theo Luật Đất đai năm 2003, điều kiện để chuyển QSDĐ là đất đó phải có giấy
chứng nhận QSDĐ. Theo thống kê đến ngày 01/01/2011 toàn huyện Chi Lăng có 56066,43ha đất cần phải cấp giấy chứng nhận QSDĐ, tuy nhiên diện tích đã cấp chỉ có 11941,16ha, bằng 1/5 diện tích cần cấp, còn 44125,18ha với 37997 giấy chứng nhận QSDĐ, như vậy cũng có nhiều hạn chế tới công tác chuyển QSDĐ.
Về nguồn nhân lực thực hiện công tác chuyển QSDĐ: cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ cùng các cán bộ Địa chính xã là những người trực tiếp giải quyết các hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, giám đốc Văn phòng Đăng ký QSDĐ là người ra quyết định cho phép chuyển QSDĐ. Văn phòng Đăng ký QSDĐ có 06 cán bộ, trong đó, 05 cán bộ chính thức, 01 cán bộ hợp đồng. 05 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành Quản lý đất đai, 01 cán bộ có trình độ trung cấp chuyên ngành Trắc địa. Tất cả các cán bộ đã được đào tạo, tập huấn về công tác chuyên môntuy nhiên lĩnh vực quản lý đất đai là một lĩnh vực tương đối khó và có nhiều vấn đề nhạy cảm có nhiều Luật, quy định nên một số cán bộ còn chưa nắm chắc một số quy định nên dẫn đến việc xử lý hồ sơ còn mắc sai sót tuy nhiên không nghiêm trọng . Cán bộ địa chính xã có 24 cán bộ địa chính, trong đó trình độ đại học có 05 cán bộ, 19 cán bộ có trình độ trung cấp. Tất cả các cán bộ đều đã được tập huấn, đào tạo về công tác chuyên môn tuy nhiên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn yếu đặc biệt là trong công tác quản lý giải quyết các hồ sơ đăng ký QSDĐ, nên việc tham mưu cho cấp trên còn nhiều hạn chế dẫn đến việc giải quyết các hồ sơ chuyển quyền phải thực hiện lại nhiều lần làm chậm tiến độ giải quyết hồ sơ.
Về cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyển QSDĐ: Văn phòng Đăng ký QSDĐ đã có trụ sở riêng, có phòng lãnh đạo, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, kho lưu hồ sơ riêng. Có 06 máy tính để bàn, 01 máy tính xách tay hoạt động bình thường, chạy được các phần mền về chuyên môn tuy nhiên cấu hình còn thấp nên đôi lúc dẫn tới tình trạng không tốt khi giải quyết công việc. 02 máy in A3, 02 máy in A4, 01 máy photo A3 các máy đều đã xuống cấp, hỏng hóc và gây nhiều lỗi trong công tác in ấn quản lý hồ sơ. Tại các xã đều đã được cung cấp máy tính để bàn để sử dụng các phần mềm về chuyên môn
3.2. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010