Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 25 - 26)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Chi Lăng là một huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý 21048’ đến 21033’ Vĩ Bắc và từ 106025’ đến 106050’ độ Kinh Đông.

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Văn Quan, huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.

+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hữu Lũng. + Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.

+ Phía Nam giáp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình chủ yếu của huyện Chi Lăng là núi đá không có rừng cây, đồi núi thấp và trung bình tuy nhiên huyện vẫn là nơi có địa hình tương đối bằng phẳng so với các huyện trong tỉnh.

- Phía tây bắc huyện là vùng núi đá vôi thuộc cánh cung Bắc Sơn, có nhiều hang động, nhiều sườn dốc đứng, độ cao địa hình > 400m. Giữa các núi đá có độ dốc lớn hơn 250 là những cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ.

- Phía nam huyện địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Đặc điểm chung nhất của vùng này là đồi và núi đất thấp xen kẽ dạng đồi bát úp độ cao từ 200 - 350m.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Huyện Chi Lăng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai hướng gió chính: gió mùa đông bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau); gió mùa đông nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình 22,70C; nhiệt độ cao nhất là 40,10C; nhiệt độ thấp nhất là -1,10C. Với lượng mưa trung bình hàng năm 1.243,4mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa cao nhất vào tháng 7 là 278,3mm. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 832,6mm, cao nhất vào tháng 5. Độ ẩm không khí trung bình 80-85%.

Sông chính chảy qua địa bàn huyện là sông Thương theo hướng Đông Bắc - Tây Nam bắt nguồn từ thôn Nà Phước thuộc xã Vân Thủy và chảy xuôi về tỉnh Bắc Giang. Hàng năm con sông này đã cung cấp lượng nước tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp của các xã, huyện nằm dọc con sông. Với độ rộng trung bình 6m, độ cao trung bình 276m, độ dốc lưu vực 12,5‰. Tuy nhiên vào mùa mưa lũ do dòng sông hẹp nên nước tiêu không kịp nên gây ngập lụt cho nhân dân các xã ở ven sông.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Chi Lăng bao gồm các nhóm đất Feralit có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối với tổng diện tích 55.984 ha, chia làm 4 nhóm chính:

+ Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi (ở độ cao 700 - 1400m) là 410ha. + Đất Feralit vùng núi cao (ở độ cao 300 - 700m) là 30.166ha.

+ Đất Feralit điển hình nhiệt đới (ở độ cao 25 - 300m) là 21.725ha. + Đất lúa nước là 3.683ha.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của huyện Chi Lăng chiếm diện tích khá lớn khoảng 27.414,37ha. Hiện còn nhiều loại thực vật quý hiếm như nghiến, hoàng đàn, trò chỉ, giẻ, lý… và động vật như hươu, nai, khỉ, tê tê, rắn, thằn lằn… tuy nhiên số lượng không còn nhiều do bị khai thác, đánh bắt bừa bãi. Ngoài ra còn những sản phẩm thu nhặt từ rừng như các cây dược liệu, củi, nấm, mộc nhĩ, măng, rau rừng.

3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Chi Lăng có nguồn đá vôi phong phú với hàm lượng CaO cao khoảng 55% là nguyên liệu để sản xuất xi măng, ngoài ra còn có các vật liệu khác như sỏi, cát sông.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 25 - 26)