KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.6. Đánh giá kết quả thế chấp bằng giá trị QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006
Bảng 3.7. Kết quả thế chấp bằng giá trị QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010
Năm
Khu vực nông thôn Khu vực đô thị
Xã Quang Lang Xã Nhân Lý TT. Đồng Mỏ TT. Chi Lăng
Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) 2006 21 21 8402 12 12 7110 91 91 16750 10 10 3414 2007 29 29 8763 9 9 4532 90 90 16500 34 31 9472 2008 23 22 7659 16 16 7990 125 124 17900 34 34 8891 2009 56 56 10353 29 29 9810 84 84 16250 57 57 12210 2010 74 74 13702 22 22 7748 83 83 15221 68 68 12383 Tổng cộng 203 202 48.879 88 88 37.190 473 472 82621 203 200 46370 291 trƣờng hợp, hoàn thành 290, diện tích 86069m2 676 trƣờng hợp, hoàn thành 672, diện tích 128991m2 967 trƣờng hợp, hoàn thành 962, diện tích 215060m2
Qua bảng 3.7 ta thấy từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn huyện Chi Lăng tại hai khu vực nghiên cứu có tổng số 967 trường hợp đăng ký thế chấp, có 962 trường hợp hoàn thành với tổng diện tích là 215.060m2
. Có 05 trường hợp chưa hoàn thành: 01 trường hợp thuộc địa phận xã Quang Lang vào năm 2008, 01 trường hợp thuộc địa phận thị trấn Đồng Mỏ vào năm 2008, 03 trường hợp thuộc địa phận thị trấn Chi Lăng đều vào năm 2007. Qua kết quả đạt được, ta thấy rằng hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ là một hình thức diễn ra sôi động nhất trên toàn địa bàn huyện Chi Lăng.
Tại hai khu vực nghiên cứu: khu vực đô thị có 672 trường hợp đăng ký thế chấp bằng giá trị QSDĐ, chiếm gần 100% số trường hợp đăng ký thế chấp của toàn huyện, nhiều hơn khu vực nông thôn gần gấp 3 lần. Tại khu vực nông thôn chỉ có 291 trường hợp với tổng diện tích 86.069m2. Tại khu vực thị trấn có số trường hợp đăng ký thế chấp nhiều nhất với 473 trường hợp gần ½ số trường hợp của cả hai khu vực nghiên cứu, điển hình là năm 2008 số trường hợp đăng ký lên tới 125 trường hợp. Xã Nhân Lý có số trường hợp đăng ký ít nhất, chỉ có 88 trường hợp kém thị trấn Đồng Mỏ gần 6 lần, ít hơn xã Quang Lang cùng khu vực nông thôn gần 3 lần.
Kết quả trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Nền kinh tế của huyện nói riêng và của toàn tỉnh nói chung đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh, buôn bán diễn ra ngày một sôi động chính vì vậy nhiều người có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển. Đất đai là một tài sản đặc trưng nhất được người dân mang đi thế chấp, chính vì vậy mà hoạt động thế chấp bằng giá trị QSDĐ trên địa bàn huyện nói chung và đặc biệt là hai thị trấn thuộc khu vực đô thị là rất sôi động.
Hơn nữa trong những năm qua tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn huyện đang chuyển dịch dần theo hướng tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ dẫn đến tăng nhu cầu thế chấp bằng giá trị QSDĐ để vay vốn đầu tư.
Hai thị trấn thuộc khu vực đô thị là hai trung tâm phát triển của cả huyện, là nơi tập trung hầu hết mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, sản xuất các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, là trung tâm thương mại của cả huyện nên nhu cầu cần vốn đầu tư kinh doanh và phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhiều hơn hẳn các xã khác trong địa bàn huyện. Hơn nữa các xã thuộc khu vực nông thôn thường vay vốn để mở rộng sản xuất nông nghiệp, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và thường là vay theo chế độ chính sách nên các trường hợp thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng hay cá nhân khác là rất ít. Có chăng cũng là cá nhân này
cho cá nhân khác vay theo quan hệ tình cảm không phải thế chấp. Tuy nhiên xã Quang Lang mặc dù là xã thuộc khu vực nông thôn nhưng số trường hợp đăng ký thế chấp cũng tương đương với thị trấn Chi Lăng thuộc khu vực đô thị.
Năm 2007 và 2008 là năm huyện có chủ trương cấp đổi cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ nên các trường hợp chưa được hoàn thành đều nằm trong các trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, các hộ này đều phải chờ lấy giấy chứng nhận mới, mới được thực hiện quyền thế chấp bằng QSDĐ.
Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động thế chấp bằng QSDĐ trên địa bàn toàn huyện nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân, tô chức tạo vốn đầu tư để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất thì các cấp chính quyền cần tạo điều kiện mở rộng chính sách để nhiều hộ gia đình cá nhân cũng như các tổ chức có điều kiện thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
3.2.7. Đánh giá kết quả bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ tại hai khu vực nghiên cứu của huyện Chi Lăng giai đoạn 2006 - 2010