3.2.2.1. Xác định sản lượng và doanh thu mong muốn:
Qua phân tích CVP , ta có phương trình xácđịnh lợi nhuận như sau: Lợi nhuận = Tổng SDĐP - Tổng định phí
Lợinhuận = (SDĐP đơn vị x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ)–Tổng định phí yLN= (p–b) x - A
Phương trình lợi nhuận năm 2007 của xí nghiêp:
yLN= 114,71. x - 1.904.286.342
Từ phương trình trên ta thấy nếu xí nghiệp muốn có mức lợi nhuận nh ư dự kiến thì xí nghiệp có thể tìm được mức sản lượng và mức doanh thu cần đạt đ ược. Xí nghiệp chỉ cần đưa ra lợi nhuận mục tiêu cần đạt được trong các năm tới thì hoàn toàn có thể xác định được mức sản lượng và doanh thu tương ứng để đạt được lợi nhuận đó. Sản lượng mong muốn và doanh thu mong muốn được xác định như sau:
Định phí + Lợi nhuận mong muốn Sản lượng mong muốn =
SDĐP đơn v ị
Định phí + Lợi nhuận mong muốn Doanh thu mong muốn =
* Giả sử mục tiêu của xí nghiệp trong năm tới l à tăng lợinhuận lên 10% và các yếu tố khác không đổi. Vậy sản l ượng tiêu thụ cần phải đạt được để đáp ứng mục tiêu trên là bao nhiêu?
Ta thấy, lợi nhuận mục tiêu trong năm 2008 tăng 10% hay m ức tăng là: 1.296.406.516 x 10% = 1.426.047.168 đồng
Vậy sản lượng tiêu thụ để đạt mục tiêu này là:
1.904.286.342 + 1.426.047.168 Sản lượng mong muốn =
114,71 = 29.032.635 viên QTC
1.904.286.342 + 1.426.047.168 Doanh thu mong muốn =
22,76% = 14.632.396.793 đồng
* Nhận xét: Phân tích hòa vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp xí nghiệp xác định được mức sản lượng và mức doanh thu cần đạt đ ược trong kỳ sản xuất kinh doanh kế sau ngay khi xác định được lợi nhuận mục tiêu của kỳ đó. Trường hợp trên, nếu xí nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận trong năm tới lên 10% thì cần phải tiêu thụ một lượng sản phẩm là 29.032.635 viên QTC, khi đó doanh thu cần đạt được là 14.632.396.793 đồng.
3.2.2.2. Quyết định khung giá bán sản phẩm:
Đặc trưng của kinh tế thị trường là cạnh tranh, trong đó giá là vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất. Biết tận dụng những c ơ hội điều chỉnh giá hợp lý nó có thể đem lại những cơ hội tăng lợi nhuận cao. N gược lại, nếu các biện pháp sử dụng giá không hợp lý sẽ có thể đưa công ty đến bờ vực phá sản. Nhà quản lý cần thấu suốt đặc điểm này và phải nắm vững khung giá bán ở các mức sản l ượng khác nhau để từ đó chủ động điều chỉnh giá phù hợp.
Khung giá bán là giá bán hòa vốn ở các mức độ sản lượngtiêu thụkhác nhau.
Tổng định phí
Giá bán hòa vốn = + Biến phí đơn vị Sản lượng tiêu thụ
Ta có khung giá bán của xí nghiệp tại các mức sản l ượng khác nhau được tính toánnhư sau:
Bảng 3.2: KHUNG GIÁ BÁN TẠI CÁC MỨC ĐỘ SẢN L ƯỢNG KHÁC NHAU Sản lượng (viên QTC) Tổng định phí Định phí 1 sản phẩm Biếnphí 1 sản phẩm Giá bán hòa vốn 16.600.875 1.904.286.342 114,71 391,29 506 20.000.000 1.904.286.342 95,21 391,29 487 25.000.000 1.904.286.342 76,17 391,29 467 27.755.182 1.904.286.342 68,61 391,29 460 30.000.000 1.904.286.342 63,48 391,29 457 * Nhận xét:
+ Qua bảng tính trên ta thấy với định phí không đổi, giá bán càng có thể giảm khi sản lượng tiêu thụ càng tăng. Ở mức 16.600.875 viên QTC, xí nghiệp phải bán với giá 506 đồng/viên QTC mới đạt hòa vốn. Nhưng ở mức tiêu thụ 30.000.000 viên QTC giá bán chỉ cần 457 đồng/viên QTC là đãđạt hòa vốn.
+ Hiện tại, xí nghiệp đang tiêu thụ 27.755.182 viên QTC. Ở mức tiêu thụ này giá bán hòa vốn chỉ là 460 đồng/viên QTC nhưng xí nghi ệp đã bán với giá 506 đồng/ viên QTC. Vậy công ty đã lãi 46 đồng/viên QTC. Ở mức này trong điều kiện cạnh tranh về giá thì xí nghiệp có thể giảm giá 46 đồng/viên QTC tức là giảm 9,1% so với mức giá hiện tại mà vẫn chưa bị thua lỗ.
3.2.2.3. Quyết định nhận hay từ chối đ ơn hàng:
Giả sử xí nghiệp nhận được một đơn hàng mua 2.000.000 viên g ạch với các điều kiện như sau:
- Giá bán 450 đồng/ viên
- Vận chuyển hàng đến tận nơi cho khách hàng. Như vậy sẽ làm tăng thêm một khoảng chi phí là 50 đồng/viên
* Nếu phân tích theo kế toán tài chính thì ta thấy:
Tổng giá thành sản phẩm = ( CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC)
= (3.476.049.416 + 5.386.853.512 + 2.845.331.666) = 11.708.234.594 đồng
11.708.234.594
Giá thành đơn vị = = 402 đồng/ viên QTC
29.135.609
Nếu thực hiện đơn hàng sẽ tốn thêm 50 đồng/viên.
Vậy giá thành toàn bộ = 402 + 50 = 452 đồng/ viên >450 đồng/viên (giábán mà khách hàng đưa ra)
Vì vậy không thể thực hiện đ ơn hàng này với giá như khách hàng đã yêu cầu.
* Nếu phân tích theo kế toán quản trị thì:
Giá bán của đơn đặt hàng này phải:
+ Bù đắp được biến phí/ viên là: 391,29 + 50 = 441,29 đ ồng/viên
+ Bù đắp định phí/viên là : 0 đồng/viên (vì toàn bộ định phí đãđược bù đắp hết trong số sản phẩm tiêu thụ như bình thường của xí nghiệp)
Vậy giá bán tối thiểu l à : 442 đồng/viên < 450 đồng/viên (giá bán mà khách hàng đưa ra),có lãi là 8 đồng/viên. Vì vậy có thể thực hiện đơn hàng này.
Số lãi thuđược từ đơn hàng sẽ là:
8 đồng/viên x 2.000.000 viên = 16.000.000 đồng.
* Nhận xét:
Với 2 cách phân tích khác nhau của kế toán tài chính và kế toán quản trị ta thấy rằng:
+ Nếu theo kế toán tài chính thì xí nghiệp đã bỏ lỡ mất một đơn hàng có thể mang lại cho xí nghiệp một khoảng lợi nhuận là 16.000.000 đồng.
+ Nếu theo kế toán quản trị thì xí nghiệp sẽ thu được lãi từ đơn hàng này là 16.000.000 đồng vì qua phân tích ta thấy toàn bộ định phí của xí nghiệp đãđược bù đắp hết trong số sản phẩm tiêu thụ như bình thường. Phần 2.000.000 viên này chỉ là phần sản xuất thêm nên không phải bù đắp định phí nữa mà chỉ tốn thêm một khoản biến phí. Đó chính là cách nhìn nhận khác nhau của kế toán quản trị và kế toán tài chính về định phí của xí nghiệp. Chính vì vậy mới có các quyết định khác nhau nh ư
phân tíchở trên. Điều này cho thấy nếu không quan tâm đến công tác kế toán quản trị thì quá trình đưa ra quyết định kinh doanh có thể gặp phải sai l ầm, ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của xí nghiệp.
3.3. LẬP DỰ TOÁN:
* Quá trình phân tích CVP sẽ thật sự trở nên có ý nghĩa khi thông tin từ phân tích được sử dụng một cách hữu hiệu. Một trong những ứng dụng quan trọng của phân tích CVP là lập dự toán.
* Dự toán là tính toán chi tiết nhằm chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực dựa trên mục tiêu kế hoạch xác định trong từng thời gian cụ thể. Dự toán đ ược biểu hiện dưới số lượng và giá trị một cách có hệ thống.
* Điều quan trọng đầu tiên của lập dự toán là phải xây dựng được định mức chi phí. Với việc phân tích các chi phí thành biến phí và định phí như trên ta đã cóđược định mức chi phí làm cơ sở cho lập dự toán.
* Để dự đoán được chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch là bao nhiêu thì cần thiết phải biết được sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong kỳ dự toán là bao nhiêu. Vì vậy, trước tiên phải lập dự toán tiêu thụ để làm cơ sở cho các dự toán khác.
3.3.1. Lập dự toán tiêu thụ:
* Dự toán tiêu thụ là khởi đầu, là cơ sở cho mọi dự toán. Vì vậy, nó phải được lập một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu của thị tr ường cũng như phù hợp với khả năng và điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Việc lập dự toán tiêu thụ cần dựa trên một số cơ sở sau:
+ Tình hình tiêu thụ kỳ trước
+ Chính sách giá cả, sản phẩm, khả năng mở rộng thị tr ường tiêu thụ + Năng lực sản xuất
+ Xu thế phát triển của ngành + Đối thủ cạnh tranh
+ Các chính sách, chế độ của Nhà nước
+ Những biến động về kinh tế, xã hội trong và ngoài nước…
Dự toán sản lượng và doanh thu tiêu thụ ít nhất phải vượt qua điểm hoà vốn ở kỳ phân tích kế trước.
Dự toán doanh thu theo công thức :
Dự toán Dự toán sản phẩm Đ ơn giá doanh thu tiêu thụ bán
* Hiện nay, ngành xây dựng ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng càng gia tăng vì thế mà ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của nó. Mặt khác, ta thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, công ty đang là nhà cung c ấp vật liệu xây dựng chính. Mặt dù gần đây công ty có thêm một số đối thủ cạnh tranh nh ưng vẫn chưa thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh nói riêng. Chính vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp vẫn đang trên đà pháttriển và ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường
* Thông qua tình hình tiêu thụ năm trước và dự đoán nhu cầu năm nay, công ty đãđưa radự đoán sản lượng tiêu thụ trong năm 2008 tại xí nghiệp tăng khoảng 15% so với năm 2007 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty)
Như vậy, sản lượng tiêu thụ dự kiến trong năm 2008 là: 27.755.182 x 115% = 31.918.460 viên QTC
Công ty cũng đã dự kiến giá bán trong năm tới sẽ tăng do chi phí đầu v ào đặc biệt là chi phí đất nguyên liệu tăng vì nguồn đất phục vụ sản xuất ngày càng trở nên khan hiếm. Chính vì vậy không chỉ riêng công ty mà các đối thủ cạnh tranh cũng tăng giá bán để bù đắp chi phí.
Dự kiến giá bán năm tới sẽ tăng khoảng 2% so với năm 2007 là : 506 x 102% = 516 đồng/viên QTC.
Tổng doanh thu tiêu thụ dự kiến = Sản lượng tiêu thụdự kiếnxĐơn giá dự kiến
= 31.918.460 x 516 = 16.469.925.360đồng
Từ những phân tích ở trên, ta có bảng dự toán tiêu thụ cho xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh như sau:
Bảng 3.3: DỰ TOÁN TIÊU THỤ NĂM 2008
ĐVT: viên QTC
Chỉ tiêu Số tiền
1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ các loại 31.918.460
2.Đơn giá bán 516
3. Doanh thu tiêu thụ 16.469.925.360
3.3.2. Dự toán sản xuất :
* Dự toán sản xuất nhằm xác định số l ượng sản phẩm cần sản xuất trong năm tới và được lập dựa trên cơ sở dự toán tiêu thụ và dự toán tồn kho.
Dự toán Dự toán Nhu cầu Khối lượng sản phẩm = sản phẩm + tồn kho - tồn kho sản xuất tiêu thụ cuối kỳ đầu kỳ
* Mức tồn kho cuối kỳ phụ thuộc chủ yếu vào chu kỳ sản xuất sản phẩm. Đối với sản xuất vật liệu xây dựng mà cụ thể là sản xuất gạch thì chu kỳ sản xuất ngắn trong khi nhu cầu thị trường thường tăng cao vào mùa xây dựng. Mặt khác, xí nghiệp chủ yếu sản xuất theo đ ơn đặt hàng nên mức tồn kho không cao, tồn kho ở mức đủ để đảm bảo cung cấp khi nhu cầu thị trường tăng cao.
Chính vì những lí do trên mà công ty đã đưa ra mức tồn kho dự kiến cho xí nghiệp trong năm 2008 ước tính khoảng 10% so với sản lượng tiêu thụ trước đó.
Bảng 3.4: DỰ TOÁN SẢN XUẤT NĂM 2008
ĐVT: viên QTC Chỉ tiêu Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ Khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ Khối lượng sản phẩm cần sản xuất Gạch xây Tuynen 27.337.297 2.733.730 2.377.156 27.693.871 Gạch chống nóng 1.378.937 137.894 119.908 1.396.923 Gạch tàu 3.202.226 320.223 278.454 3.243.995 Tổng 31.918.460 3.191.847 2.775.518 32.334.789
3.3.3. Dự toán chi phí :
3.3.3.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Căn cứ vào phương trình dự đoán chi phí nguyên vật liệu được phân tích ở trên, ta đã biết được biến phí nguyên vật liệu trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm là 119,31 đồng.
Tuy nhiên, do dự kiến giá đất nguyên liệu sẽ tăng 2% nên biến phí NVLTT sẽ tăng thêm 2% là 121,70 đồng (trong điều kiện các nguyên vật liệu trực tiếp còn lại được cung cấp với giá khá ổn định).
Chi phí NVLTT Số lượng sản phẩm Biến phí NVLTT cần cho = cần sản xuất x trên 1 đơn vị sản xuất trong kỳ sản phẩm
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm là :
32.334.789 x 121,70 = 3.935.143.821 đồng
Như vậy, dự đoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2008 sẽ tăng hơn so với năm 2007 chủ yếu là do giá trị đất nguyên liệu đầu vào tăng làm cho biến phí NVLTT trên 1 đơn v ị sản phẩm tăng.
3.3.3.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp :
* Tại công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Khánh Hoà, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính dựa trên cơ sở đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Đơn giá tiền lương được công ty xây dựng riêng cho từng loại gạch bằng cách lấy định mức ti êu hao lao động nhân với định mức tiền lương giờ. Do sản xuất nhiều loại gạch khác nhau mà mỗi loại có nhu cầu lao động, định mức tiêu hao khác nhau nên việc lập dự toán cho từng loại gạch sau đó tổng hợp lại để có dự toán chung nhất là rất hợp lý.
* Qua tìm hiểu về cách tính quỹ lương của công ty ta biết được:
Tiền lương bình quân Lao Lương Hệ số Hệsố
nămkế hoạch để = động x cơ x cấp bậc + phụ cấp x 12 tháng xây dựng đơn giá lương biên bản bình quân lương
Trong đó:
sản lượng sản xuất toàn công ty x định mức tiêu hao lao động +Lao động biên =
8 x 24 x 12 + Hệ số cấp bậc bình quân = 2,5
+ Hệ số phụ cấp lương = 0.082
+ Tiền Tiền lương bình quân năm kế hoạch để xây dựng đ ơn giá lương
lương =
giờ Tổng số giờ để sản xuất số l ượng sản phẩm dự kiến
+ Đơn giá tiền lương = Tiền lương giờ x Định mức tiêu hao lao động + Với định mức tiêu hao lao động là tổng của các định mức về lao động công
nghệ, lao động phục vụ v à lao động quản lý. Định mức n ày được xây dựng cho từng năm và có xu hướng giảm dần nhưng vẫn đảm bảo sảnxuất tốt.
* Qua tính toán các chỉ tiêu trên công ty đã xây dựng đơn giá tiền lương cho từng loại gạch trong năm 2008 nh ư sau:
+ Gạch xây Tuynen QTC: 120 đồng/viên + Gạch chống nóng : 279 đồng /viên + Gạch tàu các loại : 557 đồng/viên
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
* Từ đó, ta tính được các chỉ tiêu sau :
+Lương đơn giá sản phẩm xủa xí nghiệp là :
27.693.871 x 120 + 1.396923 x 279 + 3.243.995 x 557 = 5.519.911.252 đ ồng + Tổng tiền lương làm thêm giờdự kiến năm 2008 của xí nghiệp là :
1.092.336.525 đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
+ Tổng tiền lương bổ sung dự kiến năm 2008 của xí ngiệp là : 75.937.000 đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
Như vậy, biến phí chi phí NCTT tính cho một đơn vị sản phẩm năm 2008 (với sản lượng sản xuất dự kiến năm2008 là : 32.334.789 viên QTC) như sau:
+ Biến phí lương đơn giá : 170,71 đồng + Biến phí lương thêm giờ: 33,78 đồng + Biến phí kinh phí công đoàn : 4,09 đồng
208,58 đồng
Tổng biến phí chi phí nhân công trực tiếp tính cho một đ ơn vị sản phẩm là :208,58 đồng
* Dự đoán trong năm 2008 ph ần định phí chi phí NCTT không biến động nhiều sao với năm 2007. Định phí chi phí NCTT đ ược tính như sau:
+ Tiền lương bổ sung : 75.937.000 đồng + BHXH : 145.000.000 đồng + BHYT : 20.000.000 đồng
+ KPCĐ : 1.518.740 đồng
Tổng định phí chi phí NCTT là : 242.455.740 đồng
Bảng 3.5: DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP NĂM 2008 ĐVT : Đồng
Chỉ tiêu Số tiền
1.Khối lượng sản phẩm sản xuất 32.334.789
2.Biến phí đơn vị 208,58
3.Tổng biến phí NCTT 6.744.390.290
4.Tổng định phí NCTT 242.455.740
Tổng chi phí NCTT 6.986.846.030