Lương làm thêm giờ

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch tuynen diên khánh thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 56 - 103)

Lương làm thêm giờ là khoản tiền phải trả cho công nhân khi họ làm thêm giờ để đáp ứng nhu cầu thị tr ường. Thực chất lương làm thêm giờ biến thiên theo sản lượng sản xuất. Khi nhu cầu sản xuất tăng lên, công nhân phải làm việc tăng ca, làm thêm giờ do đó mà có thêm khoản lương này. Vì vậy đây là một khoản biến phí, biến thiên cùng với sản lượng sản xuất thêm do làm thêm giờ.

Căn cứ vào các mức lương làm thêm giờ được hưởng, xác định được tiền lương làm thêm giờ năm 2007 tại xí nghiệp là :932.771.652 đồng.

(Số liệu tổng hợp từ sổ cái tài khoản 622)

2.3.2.2.3. Lương bổ sung:

Lương bổ sung là khoản tiền phải trả cho cán bộ công nhân viên vào các ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp. Khoản tiền này căn cứ vào kế hoạch năm của công ty để chi trả và phải nằm trong phạm vi đã được duyệt. Do đó nó không chịu ảnh hưởng bởi sản lượng sản xuất của xí nghiệp. Vì vậy được xem là một khoản định phí. Mức lương bổ sung trong năm 2007 tại xí nghiệp là : 48.230.600 đồng

2.3.2.2.4. Các khoản trích theo lương:

Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ như sau: + BHXH : 15% tổng quỹ lương trích BHXH

+ BHYT : 2% tổng quỹ lương trích BHXH + KPCĐ : 2% tổng quỹ lương thực tế

Bảo hiểm xã hội: Công ty phải đóng BHXH cho ng ười lao động bằng 15%

tổng quỹ lương tham gia BHXH và kho ản trích này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy, BHXH là một khoản chi phí không liên quan đến sản lượng sản phẩm sản xuất n ên được xem làđịnh phí.

Mức BHXH được trích trong năm 2007 ở xí nghiệp là : 144.853.650 đồng

(Số liệu tổng hợp từ sổ cái tài khoản 622)

Bảo hiểm y tế :được tính trên 2% tổng quỹ lương trích BHXH và không lên quan đến số lượng sản phẩm sản xuất. Vì vậy, BHYT được xem là một khoản định phí. Mức BHYT được trích trong năm 2007 ở xí nghiệp là :19.313.820 đồng

(Số liệu tổng hợp từ sổ cái tài khoản 622)

Kinh phí công đoàn : được hình thành bằng cách tính trên 2% tổng quỹ lương thực trả cho người lao động và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

= lương đơn giá + lương bổ sung + lương làm thêm giờ

Trong đó : lương đơn giá và lương làm thêm giờ là biến phí, còn lương bổ sung là định phí. Vì vậy, kinh phí công đoàn là m ột khoảnchi phí hỗn hợp với: + Định phí là: 2% lương bổ sung = 2% x 48.230.600 = 964.612 đồng

+ Biến phí là: 2% (lương đơn giá + lương làm thêm gi ờ)

= 2% ( 4.139.278.181 + 932.771.652) = 101.440.997 đồng

Như vậy khoản KPCĐ được trích trong năm 2007 là :

964.612 + 101.440.997 = 102.405.609 đ ồng

Từ những phân tích ở trên ta có bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo cáchứng xử của chi phí như sau :

Tổng tiền lương

Bảng 2.6 : BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP ĐVT :Đồng

Chỉtiêu Biến phí Định phí

1. Lương đơn giá 4.139.278.181

2. Lương làm thêm giờ 932.771.652

3. Lương bổ sung 48.230.600

4. Bảo hiểm xã hội 144.853.650

5. Bảo hiểm y tế 19.313.820

6. Kinh phí công đoàn 101.440.997 964.612

Tổng 5.173.490.830 213.362.682

(Nguồn: Tổng hợp sổ cái tài khoản 622)

Biến phí nhân công trực tiếp 5.173.490.830

tính cho 1 đơn vị sản phẩm = = 177,57 đồng/viên QTC

(viên QTC) 29.135.609

Như vậy phương trình dự đoán chi phí NCTT : y = 177,57 x + 213.362.682

Trong đó: x : sản lượng sản xuất qui tiêu chuẩn y: chi phí nhân công trực tiếp

2.3.2.3. Phân tích chi phí sản xuất chung :

Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp là tất cả các chi phí quản lý và phục vụ trong phạm vi các phân xưởng sản xuất. Bao gồm :

+ Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất + Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác

Do đặc điểm của các khoản chi phí trong chi phí sản xuất chung không giống nhau nên ta cần phân tích từng khoản chi phí rồi tổng hợp lại và đưa ra phương trình dự đoán chi phí sản xuất chung.

2.3.2.3.1. Phân tích chi phí nhân viên phân xư ởng:

Chi phí nhân viên phân xưởng là toàn bộ tiền lương chính, lương trả nghỉ theo chế độ, các khoản phụ cấp mà công ty chi trả hàng tháng cho bộ phận quản lý phân xưởng.

Lương của bộ phận quản lý phân x ưởng được tính bằng 6% trên tổng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Vì tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất là biến phí nên chi phí nhân viên phân xư ởng cũng là một khoản biến phí biến thiên

theo sản lượng sản xuất. Như số liệu tổng hợp ở trên, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất là5.386.853.512 đồng.

Như vậy, tính được tiền lương ban quản lý phân xưởng năm 2007 tại xí nghiệp là : 6% x 5.386.853.512 = 323.211.210 đồng

2.3.2.3.2. Phân tích chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất :

Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất là chi phí cho phần vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế … xuất dùng tại phân xưởng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. Vì vậy, khi nhu cầu sản xuất sản phẩm gia tăng thì nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng gia tăng. N gược lại, khi sản xuất giảm thì nguyên vật xuất dùng phục vụ cho sản xuất cũng giảm. Chính vì thế có thể xem đây là một khoảnbiến phí.

Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất năm 2007 tại xí nghiệp là :

657.133.529 đồng

(Số liệu tổng hợp từ sổ cái tài khoản 627)

2.3.2.3.3. Phân tích chi phí dụng cụ sản xuất:

Chi phí dụng cụ sản xuất là chi phí cho các công cụ, dụng cụ xuất dùng tại các phân xưởng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất bao gồm : bìa carton 300 x 200, găng tay cao su, găng tay v ải, khẩu trang vải, con bọ nẹp thùng, phin lọc hoá chất, vải bao nhựa, môtơ 0.5 KW 380V... Những công cụ dụng cụ này hầu hết đều có giá trị nhỏ và có thể hỏng trong một kỳ sản xuất nên nó được tính hếtvào chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh. Mặt khác, khi nhu cầu sản xuất tăng lên thì công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng cũng tăng lên. Ngược lại nhu cầu sản xuất giảm thì khoản chi phí này cũng giảm đi. Vì vậy,

chi phí dụng cụ sản xuất được xem là một khoản biến phí. Chi phí dụng cụ sản

xuất năm 2007 tại xí nghiệp là :84.825.199 đồng

(Số liệu tổng hợp từ sổ cái tài khoản 627)

2.3.2.3.4. Phân tích chi phí khấu hao TSCĐ :

* Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và xí nghiệp nói riêng nên TSCĐ rất đa dạng, bao gồm :

+ Nhà cửa, kho chứa đất.

+ Máy móc thiết bị: máyủi, máy nhào trộn vật liệu, dây chuyền sản xuất gạch, bánh goòng, xe múc đất,…

+ Phương tiện vận tải : các loại xe vận tải : xe Komatsu U50, xe DT 75, xe Komatsu D53.

* Công ty áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đư ờng thẳng. Mức trích khấu hao được tính như sau:

Mức trích khấu hao năm = Nguyên giáTSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm * Đối với từng loại TSCĐ sử dụng tại phân x ưởng, công ty đều tiến hành trích khấu hao ngay từ khi mua TSC Đ về. Mức khấu hao này được trích cho từng năm và phân bổ đều cho từng tháng. Khoản chi phí n ày được tính vào giá thành sản phẩm và không biến động theo sản lượng sản xuất.Vì vậy nó là một khoản định phí. Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất năm 2007 là :

392.433.638 đồng

(Số liệu tổng hợp từ sổ cái tài khoản 627)

2.3.2.3.5. Phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài :

* Dịch vụ mua ngoài phát sinh tại phân xưởng sản xuất chủ yếu là chi phí về điện. Điện phục vụ cho quá trình sản xuất đó là vận hành máy móc thiết bị để nhào trộn, nghiền nát đất chu sạn , đùn chân không… tạo thành sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, điện còn dùng để thắp sáng tại phân xưởng…Vì thế, điện đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất của xí nghiệp.

* Trong chi phí dịch vụ mua ngoài gồm:

+ Chi phí điện dùng cho bộ phận quản lý phân x ưởng như : chi phí điện cho bóng đèn thắp sáng, máy điều hoà, máy vi tính…Đây là m ột khoản định phí vì

nó không chịu ảnh hưởng bởi sản lượng sản xuất mà nó chỉ đảm bảo cho quá trình quản lý tại phân xưởng được tiến hành liên tục và thuận tiện.

+ Chi phí điện dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất tại phân xưởng để vận hành máy móc thiết bị. Khi nhu cầu sản xuất càng tăng thì nhu cầu về điện cho quá trình sản xuất càng tăng và ngược lại. Vì vậy nó biến thiên cùng với sự biến thiên của sản lượng sản xuất.

Như vậy qua phân tích ở trên, ta thấy chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí

hỗn hợp.Do đó cần phải phân tích chi phí hỗn hợp này thành biến phí và định phí theo phương pháp bình phương bé nhất như sau:

Bảng 2.7 : BẢNG KÊ CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT NĂM 2007 ĐVT :Đồng Tháng Sản lượng sản xuất (x) Chi phí dịch vụ mua ngoài (Y) x.Y x2 1 1.922.550 83.996.550 1,61488.1014 3,69620.1012 2 2.033.735 87.412.800 1,77774.1014 4,13608.1012 3 2.096.150 90.994.050 1,90737.1014 4,39384.1012 4 2.304.650 95.704.050 2,20564.1014 5,31141.1012 5 2.392.655 110.375.550 2,64091.1014 5,72480.1012 6 2.304.760 95.704.050 2,20575.1014 5,31192.1012 7 2.458.309 100.771.845 2,47728.1014 6,04328.1012 8 3.006.842 122.631.019 3,68732.1014 9,04110.1012 9 2.706.456 117.058.077 3,16813.1014 7,32490.1012 10 2.612.955 111.822.800 2,92188.1014 6,82753.1012 11 2.284.027 95.086.550 2,17180.1014 5,21678.1012 12 3.012.520 133.665.100 4,02669.1014 9,07528.1012 Tổng 29.135.609 1.245.222.441 30,80540.1014 72,10310.1012

(Nguồn: Báo cáo sản xuất và Sổ cái tài khoản 627)

Từ những số liệu tính toán ở trên ta giải hệ phương trình sauđể tìmđịnh phí chi phí dịch vụ mua ngoài :          x b A n y x b x A xy . . . . 2 A =  2 2 2 . . .         x x n Y x x x Y

A = 12  2 14 12 609 . 135 . 29 10 . 10310 , 72 12 10 . 8054 , 30 609 . 135 . 29 10 . 10310 , 72 441 . 222 . 245 . 1      =1.898.692 đồng

+Như vậy, định phí chi phí dịch vụ mua ngoài hàng tháng : 1.898.692 đồng Định phí chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm: 1.898.692 x 12 =22.784.308 đồng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm 2007 là :1.245.222.441 đồng Biến phí chi phí dịch vụ mua ngoài là :

1.245.222.441 – 22.784.308 = 1.222.438.133 đồng 2.3.2.3.6. Phân tích chi phí khác bằng tiền:

* Tại phân xưởng, các khoản chi phí khác bằng tiền phát sinh nh ư: + Chi phí sửa chữa nhỏ

+ Chi phí mua hom tre + Chi phí hành chính

+ Chi phí vật rẻ mau hỏng,…

Các chi phí trên thực chất biến thiên cùng với sự biến thiên của sản lượng sản xuất. Nó được tập hợp và tính hết vào chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh. Khi mà nhu cầu sản xuất gia tăng thì chi phí này cũng gia tăng và ngược lại. Do đó, các khoản chi phí này được xem là biến phí.

* Ngoài ra, chi phí khác bằng tiền còn gồm: + Chi phí sanủi mặt bằng

+ Tiền thuê đất,…

Các chi phí này phát sinh trong kỳ nhưng phát sinh với giá trị lớn. Do đó, nó khôngđược tính hết vào chi phí của kỳ phát sinh màđược tập hợp vào chi phí trả trước và phân bổ đều hàng tháng. Do đó, khoản chi phí này không chịu ảnh hưởng bởi sản lượng sản xuất nên có thể xemlà một khoản định phí

Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy chi phí khác bằng tiền là chi phí hỗn hợp. Ta hoàn toàn có thể tổng hợp được định phí và biến phí của nó một khi xác định được khoản chi phí đó l à định phí hay biến phí mà không cần phải áp dụng phương pháp phân tích chi phí nào.

+ Biến phí chi phí khác bằng tiền là :109.565.649 đồng

+ Định phí chi phí khác bằng tiền là : 32.940.000 đồng

(Số liệu tổng hợp từ sổ cái tài khoản 627)

Từ những phân tích ở trên ta có bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo cáchứng xử của chi phí như sau:

Bảng 2.8: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ S ẢN XUẤT CHUNG NĂM 2007

ĐVT : Đồng Chỉ tiêu

Biến phí Định phí

1.Chi phí nhân viên phân xư ởng 323.211.210

2.Chi phí vật liệu 657.133.529

3.Chi phí dụng cụ sản xuất 84.825.199

4.Chi phí khấu hao TSCĐ 392.433.638

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.222.438.133 22.784.308 6. Chi phí khác bằng tiền 109.565.649 32.940.000

Tổng 2.397.173.720 448.157.946

(Nguồn: Tổng hợp sổ cái tài khoản 627)

Biến phí chi phí sản xuất 2.397.173.720

chung tính cho 1 sản phẩm = = 82,28 đồng/viên QTC (viên QTC) 29.135.609

Như vậy phương trình dự đoán chi phíNCTT : y = 82,28 x + 448.157.946

Trong đó: x : sản lượngsản xuất qui tiêu chuẩn. y : chi phí sản xuất chung

2.3.2.4. Phân tích chi phí bán hàng :

Chi phí bán hàng là chi phí liên quan đ ến quá trình đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Chi phí bán hàng phát sinh tại xí nghiệp bao gồm :

+ Chi phí hoa hồng đại lý

+ Chi phí thuê bốc xếp, vận chuyển

+ Chi phí khác : chi phí giới thiệu thông tin về xí nghiệp,…

Các khoản chi phí này được tập hợp chung cho toàn công ty. Cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng đơn vị sản xuất theo tiêu thức sản lượng tiêu thụ như sau:

CPBH toàn công ty

CPBHxí nghiệp = x Sản lượng tiêu thụxí nghiệp Tổng sản lượng tiêu thụcông ty

Qua phân tích ta thấy chi phí bán hàng phân bổ cho xí nghiệp có quan hệ trực tiếp với số lượng sản phẩm tiêu thụ ở xí nghiệp. Nếu sản lượng tiêu thụ trong kỳ tăng lên thì chi phí bán hàng phân bổ cho xí nghiệp trong kỳ cũng tăng v à ngược lại. Vì vậy chi phí bán hàng có thể xem là một khoảnbiến phí của xí nghiệp.

Trong năm 2007 :

+ Số lượng sản phẩm QTC tiêu thụ toàn công ty là : 74.571.880 viên QTC

+ Số lượng sảnphẩm QTC tiêu thụ tại xí nghiệp là: 27.755.182 viên QTC

(Số liệu từ báo cáo tiêu thụ năm 2007)

+ Chi phí bán hàng toàn công ty là: 904.243.985 đồng

(Số liệu từ sổ cái tài khoản 641)

904.243.985

CPBH xí nghiệp = x 27.755.182 = 336.553.891 đồng 74.571.880

Như vậy chi phí bán hàng phân bổ cho xí nghiệp trong năm 2007 là :

336.553.891 đồng

Biến phí CPBH 336.553.891

tính cho 1 đơn vị sản phẩm = = 12,13 đồng/viên QTC tiêu thụ(viên QTC) 27.755.182

Như vậy phương trình dự đoán CPBH : y = 12,13. x

Trong đó : x : sản lượng tiêu thụ qui tiêu chuẩn y : chi phí bán hàng

2.3.2.5. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp :

* Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một khoản chi phí ngoài sản xuất mà công ty phải chi trả để tiến hành quản lý sản xuất có hiệu quả. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại xí nghiệp bao gồm các khoản :

+Chi phí đồ dùng văn phòng (các loại văn phòng phẩm) : khoản chi phí này được công ty chia ra cho từng xí nghiệp theo một mức nhất định trong năm nhằm đảm bảo cho công tác quản lýtại xí nghiệp được thực hiệnmột cách tốt nhất.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ (văn phòng làm việc, máy vi tính,…): chi phí này được trích và phân bổ đều cho từng tháng.

+ Thuế, phí, lệ phí (thuế môn bài, phí phòng chống thiên tai).Chi phí này tương đối ổn định ở từng tháng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí điện dùng thắp sáng, sử dụng máy in, máy vi tính tại văn phòng làm việc của xí nghiệp, cước phí điện thoại cố định, điện thoại di động cho ban quản lý xí nghiệp…). Thực tế, dù số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ có thay đổi nhiều hay ít thì công ty cũng phải trả khoản chi phí này để hoạt động của xí nghiệp đượctiến hành một cách bình thường.

+ Chi phí khác bằng tiền (chi phí in ấn danh thiếp, chi phí nối mạng, công tác phí, chi phí mua báo, chi phí đào t ạo cán bộ, chi phí sơ cấp cứu ban đầu cho công nhân, chi tiếp khách,…). Khoản chi phí này chi theo chính sách phát triển xí nghiệp nên nó có một mức nhất định nào đó.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch tuynen diên khánh thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 56 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)