Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch tuynen diên khánh thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 64 - 68)

* Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một khoản chi phí ngoài sản xuất mà công ty phải chi trả để tiến hành quản lý sản xuất có hiệu quả. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại xí nghiệp bao gồm các khoản :

+Chi phí đồ dùng văn phòng (các loại văn phòng phẩm) : khoản chi phí này được công ty chia ra cho từng xí nghiệp theo một mức nhất định trong năm nhằm đảm bảo cho công tác quản lýtại xí nghiệp được thực hiệnmột cách tốt nhất.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ (văn phòng làm việc, máy vi tính,…): chi phí này được trích và phân bổ đều cho từng tháng.

+ Thuế, phí, lệ phí (thuế môn bài, phí phòng chống thiên tai).Chi phí này tương đối ổn định ở từng tháng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí điện dùng thắp sáng, sử dụng máy in, máy vi tính tại văn phòng làm việc của xí nghiệp, cước phí điện thoại cố định, điện thoại di động cho ban quản lý xí nghiệp…). Thực tế, dù số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ có thay đổi nhiều hay ít thì công ty cũng phải trả khoản chi phí này để hoạt động của xí nghiệp đượctiến hành một cách bình thường.

+ Chi phí khác bằng tiền (chi phí in ấn danh thiếp, chi phí nối mạng, công tác phí, chi phí mua báo, chi phí đào t ạo cán bộ, chi phí sơ cấp cứu ban đầu cho công nhân, chi tiếp khách,…). Khoản chi phí này chi theo chính sách phát triển xí nghiệp nên nó có một mức nhất định nào đó.

Như vậy, qua phân tích các khoản mục chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy rằng tất cả các chi phí này không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất, tiêu thụ nên có thể xem đâylà một khoảnđịnh phí.

* Trong thực tế, những khoản chi phí nào được công ty đưa ra định mức thì xí nghiệp tiến hành chi theo định mức. Thống kê xí nghiệp có nhiệm vụ tập hợp các chi phí này lại và chuyển về phòng kế toán công ty để theo dõi hạch toán. Những khoản chi phí nào không có định mức thì khi phát sinh nhân viên thống kê xí nghiệp cũng sẽ tập hợp toàn bộ chứng từ liên quan để gởi về phòng kế toán công ty tiến hành hạch toán.

* Qua tổng hợp sổ cái tài khoản 642, có được số liệu về các khoản chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp nh ư sau:

+Chi phí đồ dùng văn phòng : 50.296.525 đồng + Chi phí khấu hao TSCĐ : 413.215.000 đồng + Thuế, phí, lệ phí : 33.976.225 đồng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : 63.535.844 đồng + Chi phí khác bằng tiền : 681.742.120 đồng

Như vậy định phí chi phíquản lý doanh nghiệp của xí nghiệp trong năm 2007 là :

1.242.765.714 đồng

Từ những phân tích trên đây, ta có bảng phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệptheo cáchứng xửcủa chi phí như sau :

Bảng 2.9: BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO CÁCHỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ

Phân loại Chỉ tiêu

Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp A - Chi phí trong sản xuất

1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Nguyên vật liệu chính x

- Vật liệu phụ x

- Nhiên liệu x

- Phụ tùng thay thế x

2. Chi phí nhân công trực tiếp

- Lương đơn giá sản phẩm x

- Lương làm thêm gi ờ x

- Lương bổ sung x

- Bảo hiểm xã hội x

- Bảo hiểm y tế x

- Kinh phí công đoàn x

3. Chi phí sản xuất chung

- Chi phí nhân viên phân xưởng x

- Chi phí vật liệu x

- Chi phí dụng cụ sản xuất x

- Chi phí khấu hao TSCĐ x

- Chi phí dịch vụ mua ngoài x

- Chi phí khác bằng tiền x

B - Chi phí ngoài sản xuất

1. Chi phí bán hàng x

* Nhận xét:

Bảng phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trên cho ta cái nhìn tổng quát về tất các khoản mục chi phí của xí nghiệp. Đồng thời ta cũng biết đ ược chi phí đó là biến phí, định phí hay chi phí hỗn h ợp.

+Nếu chi phí đó là biến phí thì nó có quan hệ trực tiếp (tỷ lệ thuận) với sản lượng sản xuất hoặc tiêu thụ. Vì vậy để giảm chi phí này thì chỉ có thể giảm định mức trong một phạm vi cho phép n ào đó.

+ Nếu đó là định phí thì tùy vào quan niệm của nhà quản trị về khoản chi phí đó màxem xét có nên cắt giảm trong một thời gian ngắn hay không.

+ Nếu đó là chi phí hỗn hợp thì cần thiết phải phân tích nó thành biến phí và định phí để thuận lợi cho quá trình phân tích cũng như có biện pháp làm giảm chi phí một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch tuynen diên khánh thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 64 - 68)