Phân tích CVP tại xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch tuynen diên khánh thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 68 - 72)

Trên cơ sở đã phân tích chi phí theo cách ứng xử của nó, ta đã xác định được chi phí nào là biến phí, chi phí nào là định phí. Để tiện cho việc phân tích CVP ta tổng hợp các chi phí đó nh ư sau:

Bảng 2.10: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP GẠCH TUYNEN DI ÊN KHÁNH NĂM 2007

ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Biến phí đơn vị Tổng biến phí Tổng định phí 1. Chi phí NVL trực tiếp 119,31 3.476.049.416 _ 2. Chi phí NCTT 177,57 5.173.490.830 213.362.682 2. Chi phí SXC 82,28 2.397.173.720 448.157.946 4. Chi phí bán hàng 12,13 336.553.891 _ 5. Chi phí QLDN 1.242.765.714 Tổng 391,29 11.383.267.857 1.904.286.342

Ta có phương trình dự đoán chi phí tổng quát như sau:

y = 391,29. x + 1.904.286.342

Với x : sản lượng sản phẩm qui tiêu chuẩn y : chi phí sản xuất kinh doanh

* Nhận xét : Từ phương trình dự đoán chi phí theo cách ứng xử v à phương

trình dự đoán chi phí tổng quát ta có thể lập kế hoạch chi phí, kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo. Do đó, phân tích chi phí theo cách ứng xử của nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh nói riêng và công ty nói chung.

2.3.3.1. Số dư đảm phí (SDĐP):2.3.3.1.1. SDĐP đơn vị: 2.3.3.1.1. SDĐP đơn vị:

* SDĐP đơn vị là phầncòn lại của giá bán sau khi đã trừ đi biến phí đơn vị. * Do xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh sản xuất nhiều loại gạch nên ta chỉ xác định số dư đảm phí theo sản phẩm gạch sản xuất qui tiêu chuẩn (QTC). Từ đây, ta xác định được giá bán của một viên gạch QTC như sau:

Giá bán bình quân 1 viên gạch QTC là : Doanh thu xí nghiệp Giá bán (p) =

Sản lượng sản phẩm tiêu thụ QTC 14.061.018.023

Giá bán = = 506 đ ồng/viên QTC 27.755.182

Như vậy, SDĐP đơn vị = giá bán – biến phí đơn vị SDĐP đơn v ị = 506 – 391,29 = 114,71

* Nhận xét: Chỉ tiêu SDĐP đơn vị trên cho biết phần đóng góp của mỗi đơn vị sản phẩm trong năm là114,71 đồng.

2.3.3.1.2. Tổng SDĐP :

Tổng SDĐP được xác định như sau:

Tổng SDĐP = Tổng doanh thu – Tổng biến phí

Trong đó: Tổng biến phí = Biến phí đơn vị x Sản lượng tiêu thụ = 391,29 x 27.755.182 = 10.860.325.165

Từ đây ta có thể xác định lợi nhuận của xí nghiệp năm 2007 : Tổng lợi nhuận = Tổng SDĐP – Tổng định phí Tổng lợi nhuận = 3.200.692.858 - 1.904.286.342

= 1.296.406.516 đồng

* Nhận xét: Tổng SDĐP năm 2007 của xí nghiệp là: 3.200.692.858 đồng. Ta thấy tổng SDĐP trước hết dùng để trang trải cho định phí, phần còn lại sau khi bù đắp đủ định phí đóchính là lợi nhuận của xí nghiệp (1.296.406.516 đồng). Như vậy xí nghiệp không bị lỗ. Ta còn nhận thấy rằng nếu định phí là đại lượng ổn định thì

muốn tối da hóa lợi nhuận cần phải tối đa hóa tổng SDĐP. Do vậy, đây là cơ sở rất quan trọng cho việc xem xét ra các quyết định có li ên quan đến chi phí, khối lượng và giá cả.

2.3.3.1.3. Tỷ lệ SDĐP:

Ngoài việc biểu hiện bằng số tuyệt đối, số d ư đảm phí cònđược biểu hiện bằng số tương đối. Tỷ lệ SDĐP là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ tương đối giữa tổng SDĐP với tổng doanh thu hay giữa SDĐP đ ơn vị với giá bán.

Tổng số dư đảm phí Tỷ lệ SDĐP = x 100% Tổng doanh thu 3.200.692.858 Tỷ lệ SDĐP = x 100% = 22,76 % 14.061.018.023 * Ý nghĩa:

+ Tỷ lệ SDĐP tại xí ngiệp năm 2007 là 22,76 % nói lên rằng trong 1 đồng doanh thu có 0,2276 đồng số dư đảm phí. Hay khi doanh thu tăng l ên 1 đồng thì trong đó có 0,2276 đồng là số dư đảm phí dùng để bù đắp cho phần định phí.

+ Phân tích tỷ lệ SDĐP còn giúp nhà quản trị dự đoán một cách nhanh nhất lợi nhuận của xí nghiệp đặc biệt l à trong trường hợp xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau rất khó xác định lãi (lỗ) từng mặt hàng thì việc tính lãi (lỗ) dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí rất đơn giản và thuận tiện.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu x Tỷ lệ SDĐP - Tổng định phí

Lợi nhuận = 14.061.018.023 x 22,76% - 1.904.286.342 =1.296.406.516 đồng

2.3.3.2. Kết cấu chi phí:

* Phân tích kết cấu chi phí có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp nhà quản trị có thể ra các quyết định chuyển đổi giữa biến phí v à định phí trong một phạm vi cho phép nào đó. Cần biết rằng không có một mô hình kết cấu chi phí nào chung nhất, tốt nhất cho xí nghiệp áp dụng mà khi xác lập một kết cấu chi phí phải xem xét các yếu tố: kế hoạch phát triển trước mắt và dài hạn đối với xí nghiệp, tình hình biến động doanh số hàng năm, quan điểm của nhà quản trị đối với rủi ro...

* Ta xét kết cấu chi phí của xí nghiệp : Tỷ lệ biến phí 11.383.267.857 trong = x 100% = 85,67% tổng chi phí (11.383.267.857 + 1.904.286.342) Tỷ lệ định phí 1.904.286.342 trong = x 100% = 14,33% tổng chi phí (11.383.267.857 + 1.904.286.342)

* Nhận xét: Ta thấy tỷ lệ định phí trong tổng chi phí của xí nghiệp t ương

đối thấp chỉ chiếm 14,33 %. Điều này cho thấy xí nghiệp hoạt động ổn định (lợi nhuận ổn định) đặc biệt l à trong điều kiện nền kinh tế lạm phát hiện nay thì một kết cấu chi phí với phần định phí thấp h ơn sẽ giúp công ty dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh.

2.3.3.3. Đòn bẩy kinh doanh

*Đòn bẩy kinh doanh là tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận phát sinh do sự thay đổi về sản lượngtiêu thụ.

* Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của công ty tại một mức chi phí, khối l ượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được tính:

Tổng số dư đảm phí Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =

3.200.692.858

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = = 2,47

1.296.406.516

* Ý nghĩa:

+ Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của xí nghiệp là 2,47 cho biết doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ) tăng (giảm) 1% thì lợi nhuận tương ứng sẽ tăng (giảm) 2,47 %. Như vậy, lợi nhuận ít nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu (sản l ượng tiêu thụ).

+ Mặt khác, đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng định phí của xí nghiệp. Vì thế, nếu xét về lâu dài thì kết cấu về chi phí với phần định phí thấp hơn này sẽ làm cho xí nghiệp thất thu lợi nhuận khi doanh số ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch tuynen diên khánh thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 68 - 72)