Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 105 - 107)

Có thể thấy rằng, hệ thống kiến thức bản địa của cộng đồng dân cƣ 2 xã vùng đệm VQG Hoàng Liên là rất đáng đƣợc chân trọng và cần phải đƣợc phát huy trong gây trồng nhiều loài cây LSNG của địa phƣơng nhƣ một số kinh nghiệm về kỹ thuật chọn đất, trồng cây,... Tuy nhiên, nếu việc gây trồng các loài LSNG chỉ đơn thuần căn cứ vào kinh nghiệm thì năng suất thu đƣợc là chƣa cao, cần phải áp dụng đan xen hệ thống kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong gây trồng LSNG. Đề tài có một số giải pháp về kỹ thuật sau:

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng một số loài cây LSNG chủ yếu có giá trị kinh tế cao của khu vực nhƣ: Hƣớng dẫn kỹ thuật trồng cây Giảo cổ lam, Viễn chí hoa vàng, phong Lan, Đỗ quyên, Táo mèo, Mây nếp,... để ngƣời dân mở rộng hiểu biết, áp dụng đồng bộ kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất cây LSNG.

Thƣờng xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, giao lƣu giữa cán bộ khuyến nông với bà con nông dân bàn về kỹ thuật trồng một số loài cây LSNG chủ yêu, từ đó đúc rút những kinh nghiệm hay của bà con, bổ sung kiến thức khoa học để tiên tới nhân rộng kỹ thuật cho bà con trên địa bàn.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng, mức độ phù hợp của cây trồng với địa phƣơng, sở thích của cộng đồng,... mỗi xã nên chọn 5-7 loài cây LSNG chủ yếu và đã có những kinh nghiệm gây trồng tại địa phƣơng nhƣ: Thảo quả, Giảo cổ lam, thuốc Tắm, Viễn chí hoa vàng,... để đƣa vào gây trồng nhân rộng theo quy mô tập trung để biến những loài LSNG này trở thành hàng hóa thực sự.

Hầu hết các giống hiện nay chủ yếu là do dân tự nhân từ hom gốc hoặc từ hạt, nguồn gốc chƣa rõ ràng. Vì vậy trong thời gian tới cần xây dựng các vƣờn giống, nguồn giống chất lƣợng cao và nhân giống phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là giống Giảo cổ lam, Viễn chí hoa vàng, phong Lan, Đỗ quyên,...

Tổng kết kinh nghiệm, chọn lọc các biện pháp kỹ thuật gây trồng LSNG đã đƣợc áp dụng thành công thành bài học phổ biến rộng rãi tới mọi ngƣời dân có liên quan.

Tiếp tục nghiên cứu biện pháp gây trồng thâm canh LSNG cho năng suất cao dƣới tán rừng và xây dựng các làng nghề ở mỗi vùng nguyên liệu.

Tiếp tục xây dựng các hƣớng dẫn, quy trình kỹ thuật cho các loài cây LSNG chƣa có hƣớng dẫn cụ thể.

Cần phát triển khuyến nông khuyến lâm, tập huấn nâng cao về kỹ thuật gây trồng, khai thác chế biến LSNG. Tuyên truyền nâng cao, thay đổi nhận thức từ phƣơng thức gây trồng quảng canh sang thâm canh, bền vững.

Cần xây dựng phƣơng án khai thác và sử dụng bền vững sản phẩm từ các mô hình gây trồng LSNG.

phấm sau khi chế biến đạt yêu cầu chất lƣợng cao nhƣ mô hình sơ chế, chế biến Thảo quả,…

Cần xây dựng các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu và ngƣời sản xuất để nâng cao hiệu quả của các mô hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 105 - 107)