Cây Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 90 - 95)

* Tổng kết kỹ thuật

Theo kết quả điều tra cho thấy, các hộ gia đình trồng Lan Trần mộng xuân đã vận dụng khá tốt kiến thức khoa học với kinh nghiệm gây trồng, chăm sóc.

Kết quả điều tra, tổng kết các biện pháp kỹ thuật gây trồng Lan Trần mộng xuân đƣợc tổng kết tại bảng 3.9.

Bảng 3.9: Kỹ thuật bản địa trong gây trồng Lan Trần mộng xuân

TT Bƣớc CV Kỹ thuật đã áp dụng

1 Thiết kế vƣờn

- Giàn lan đƣợc làm bằng gỗ hoặc sắt chắc chắn, đảm bảo bền để chống gió. Giàn che ánh sáng dùng lƣới màu xám hay xanh đen. - Thiết kế hàng trồng theo hƣớng Bắc Nam để vuông góc với dƣờng đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thƣớc, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nƣớc tƣới phải sạch, có rãnh nƣớc dƣới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vƣờn lan.

2 Chuẩn bị đất

- Giá thể đều phải đƣợc ngâm ủ thật kỹ với vôi bột. Các loại giá thể sau đƣợc sử dụng để trồng cây lan Trần Mộng Xuân.

TT Bƣớc CV Kỹ thuật đã áp dụng

+ Dƣơng xi + Phân gà + Mùn + Phân NPK.

+ Vỏ cây Sủi + Mùn núi đá + Phân Dê + Phân NPK.

- Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.

3 Giống

Lan Trần mộng xuân đƣợc nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2- 3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

4 Thời vụ trồng Thời vụ trồng từ tháng 12 – 4 (mùa xuân)

5 Kỹ thuật trồng

- Lấy một và mảnh Dƣơng xỉ hoặc mảnh gỗ kích thƣớc từ 7 – 10 cm lót xuống đáy chậu để giúp cho chậu thoát nƣớc tốt hơn. Cho giá thể vào trong chậu dùng tay giàn cho đều khắp lòng chậu sao cho lƣợng giá thể bằng mặt chậu, tạo ra trên mặt chậu khoảng trũng sao cho vừa với cụm lan định trông. Tiếp theo ta lấy cụm lan định trồng cắt bỏ lá, rễ bị sâu bệnh sau đó đặt cụm lan vào khoảng lõm đó và cho giá thể vào xung quanh gốc của cụm lan đó lấy tay giàn phần giá thể đó cho chúng giữ cụm lan không bị đổ.

- Làm mát đất bằng phun tƣới nƣớc loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nƣớc và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Để cây tƣơi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hƣơng đậm có thể thúc cho lan (phun tƣới toàn bộ giá thể) nƣớc gạo mới vo, nƣớc ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lƣợng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.

6 Chăm sóc

- Chiếu sáng: Mật độ chiếu sáng ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình sinh trƣởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây vƣơn

TT Bƣớc CV Kỹ thuật đã áp dụng

cao nhƣng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tƣơi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hƣớng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.

- Lan Trần mộng xuân chịu đƣợc 70-80% nắng, thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hƣớng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hƣớng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hƣớng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hƣớng Bắc– Nam để cây nhận đƣợc ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.

- Phân bón: Lan Trần mộng xuân cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn là mùa đông vì mùa hè cây tăng trƣởng nhiều hơn.

Trong suốt mùa tăng trƣởng (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 1), một tháng trƣớc khi bƣớc vào mùa nghỉ (trong suốt tháng 2) ta bón phân NPK 10-20-30 làm 2 lần/1 tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây trƣớc khi bƣớc vào mùa nghỉ. Trong mùa tăng trƣởng nếu cây có nụ hoa, ta thay phân NPK 30-10-10 bằng phân NPK 10-20-20 với chu kỳ bón 2 lần/1 tuần cho đến khi hoa tàn. Trong mùa nghỉ (đầu tháng 3 đến cuối tháng 4) hoàn toàn không bón phân cho cây, hay đúng hơn giảm và không bón phân cho đến khi cây hoàn tất thời kỳ tăng trƣởng hằng năm của nó. 7 Phòng và chữa bệnh cho Lan * Bệnh thối mềm:

+Triệu trứng: Chỗ bị bệnh khi sờ vào mềm nhũn, mùi thối rất khó chịu, các phần bị bệnh ban đầu xuất hiện ở các cây già yếu bị ngập sâu trong giá thể của chậu sau đó lan sang các cây khoẻ

TT Bƣớc CV Kỹ thuật đã áp dụng

mạnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát dịch gây hại trên diện rộng.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài vi khuẩn Bacteria gây ra - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vƣờn thƣờng xuyên cắt rỉa những lá già, cây già yếu, trồng cây đúng thời vụ, phun thuốc phòng bệnh định kỳ hàng tháng. Khi phát hiện bệnh gây hại chúng ta nên đƣa chậu lan đó vào nơi khô ráo dùng các loại thuốc nhƣ Score 250 EC, Steptomicil .... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bệnh đốm nâu.

+ Triệu trứng: Bệnh xuất hiện từ gốc các vết bệnh có màu đen phát triển rừ gốc lá ra toàn bộ cây lan.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do loại nấm Phytopthora gây nên. - Biện pháp phòng trừ: khi bệnh xuất hiện có thể phun các loại thuốc nhƣ Ridomil, Aliette, Anvil,...

* Sâu Đục thân.

+ Triệu trứng: Cây bị sâu hại lá vàng úa, không ra hoa đẻ nhánh sau một thời gian sẽ chết khi cắt bỏ cây bị bệnh trong giả hành có con sau non màu trắng có kích thƣớc 0,2 – 1,3 cm. khi con sâu này trƣởng thành hoá thành con bọ cánh cứng cắn các nhánh lan mới đẻ.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do một loài bƣớm thuộc họ cánh lửa gây ra - Biện pháp phòng trừ: Phun các loại thuốc nhƣ Pa dan, Ofatoc hoặc có thể dùng bẫy bằng Fooc mol.

8 Thu

hoạch

Lan Trần mộng xuân cho thu hoạch sau 2 – 3 năm. Những chậu lan Trần mộng xuân có hình dáng bề thế, lá cong rủ xuống trông thiết tha yêu kiều cho những bông hoa nở vào dịp tết hết sức giá trị.

* Nhận xét, đánh giá

Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum) trƣớc đây phân bố rất nhiều ngoài tự nhiên. Với vẻ đẹp đặc biệt của loài có hoa tự dài nhất, hoa to và bền, màu sắc xanh vàng, cánh môi vàng sẫm, số lƣợng hoa trên chùm có thể lên tới vài chục hoa, nó đã thực sự thu hút ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Do vậy, Trần mộng xuân đã trở thành đối tƣợng bị khai thác đem bán với tốc độ rất nhanh và ngày càng hiếm gặp ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, hiện nay việc gây trồng của ngƣời dân do thiếu các biện pháp kỹ thuật, giá thể không phù hợp,... nên cây thƣờng hay nhiễm bệnh, khả năng sinh trƣởng và phát triển còn rất hạn chế; chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chơi hoa của ngƣời tiêu dùng. Do vậy cần phải phổ biễn các biện pháp kỹ thuật để phát triển Trần mộng xuân trở thành sản phẩm có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân địa phƣơng.

Bên cạnh, một số mô hình trồng cây LSNG có giá trị cao, đang đƣợc áp dụng rộng rãi ở 2 xã Tả Van và San Sả Hồ nêu trên, thì tại đây cũng bắt đầu xuất hiện rải rác một số hộ gia đình xây dựng mô hình trồng cây Đỗ quyên, cây thuốc Tắm, cây Giảo cổ lam, cây Viễn chí hoa vàng, cây Chè dây, cây nấm Hƣơng, cây Mây nếp,… tuy chƣa đƣợc nhân rộng trên địa bàn nhƣng các mô hình này cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các hộ gây trồng chúng. Tuy nhiên, để mô hình đƣợc nhân rộng và thực sự mang lại hiệu quả thiết thực thì việc nghiên cứu đánh giá những mô hình thực tiễn đƣợc thực hiện bởi ngƣời dân địa phƣơng, cải tiến mô hình và phổ biến kỹ thuật trồng các loài cây này tới ngƣời dân trong thời gian tới là những yêu cầu cấp bách.

** Nhận xét, đánh giá chung:

Qua việc tổng kết, đánh giá các biện pháp kỹ thuật của một số loài cây LSNG có triển vọng cao tại KVNC đề tài nhận thấy: Hệ thống kiến thức bản địa chủ yếu là kinh nghiêm đƣợc ngƣời dân vận dụng tối đa trong việc gây trồng các loài cây LSNG ở khu vực. Bên cạnh đó, ngƣời dân cũng đã có những bƣớc tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại nhƣ sử dụng phân bón trong trồng cây LSNG, có thể thấy đây là một bƣớc chuyển biến rất tích cực trong nhận thức của ngƣời dân

ở một địa phƣơng mà đông bào dân tộc thiểu số chiếm số đa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc thì kỹ thuật trồng các loài LSNG của ngƣời dân cũng còn tồn tại nhất định, làm hạn chế việc phát huy hiệu quả kinh tế của mô hình nhƣ: Giống không đƣợc lựa chọn nguồn tốt, biện pháp nhân giong, kỹ thuật trồng và chăm sóc chƣa thống nhất,... Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá và lựa chọn những kiên thức bản địa tốt là cơ sở cho gây trồng các loài cây LSNG cho địa phƣơng là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 90 - 95)