Cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 85 - 88)

Kết quả điều tra tổng kết các biện pháp kỹ thuật của ngƣời dân trong mô hình trồng cây Thảo quả đƣợc tổng hợp tại bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kỹ thuật bản địa trong gây trồng Thảo quả

TT Bƣớc CV Kỹ thuật đã áp dụng

1 Chọn đất

- Đất dƣới tán rừng tự nhiên là rừng thứ sinh ven suối, các khe nƣớc, đất ẩm, thoát nƣớc hoặc trồng dƣới tán rừng trồng cây Tống quá sủ, độ tàn che từ 0,5 - 0,6.

- Đất mùn tơi xốp, độ ẩm cao.

2 Chuẩn bị đất

- Phát toàn bộ cây bụi, dây leo, cỏ dại dƣới tán rừng.

- Làm đất toàn diện hoặc cục bộ, cuốc hố có kích thƣớc 30 - 30cm.

3 Phƣơng thức trồng

Trồng thuần loài theo đám dƣới tán rừng tự nhiên hoặc dƣới tán rừng Tống quá sủ.

4 Giống

- Tạo giống bằng thân gầm: giống bằng thân ngầm gồm 2 phần là phần thân ký sinh và phần thân ngầm. Cây có tuổi tốt nhất để làm giống từ thân ngầm là 6 – 9 tháng tuổi, chọn ở bụi đã có quả, quả to đều năng suất cao và ổn định. Thời điểm tách giống kéo dài từ tháng 1 – 9.

- Tiêu chuẩn giống bằng thân ngầm đem trồng: chiều cao 60 – 80cm, mỗi cây có từ 1 – 2 mắt mầm trở lên.

- Kỹ thuật tạo giống bằng cây con gieo từ hạt: Chọn bụi thƣờng xuyên sai quả, quả to, đều. Thu hái giống vào tháng 10 hoặc tháng 11. Vƣờn ƣơm thƣờng làm ở ngay trong rừng Thảo quả nơi có điều kiện sinh thái phù hợp với cây Thảo quả.

- Kỹ thuật làm đất vƣờn ƣơm: làm sạch cỏ, cuốc lớp đất mặt sâu khoảng 20cm, đập nhỏ tạo thành luống rộng 1 – 1,2m, chiều dài tùy thuộc số lƣợng hạt gieo và địa hình, rãnh luống rộng 35 – 40 cm, sâu 15 – 20 cm. - Quả sau khi thu hái gieo ngay thì tách bỏ vỏ quả trà sạt cho sạch lớp áo sơ của hạt rồi mới đem gieo.

- Kỹ thuật gieo: rắc hạt đều trên luống sau đó dùng lớp đất nhỏ rắc lên 1 lớp mỏng trên mặt luống sao cho lấp kín hạt giống rồi dùng tay dặn nhẹ đều trên mặt luống giúp cho hạt giống tiếp xúc hoàn toàn với

TT Bƣớc CV Kỹ thuật đã áp dụng

đất. Gieo hạt với mật độ 10cmx10cm/hạt.

- Ngƣời dân ở vùng đệm VQG sử dụng chủ yếu là giống Hồng Thảo quả vì có quả to và màu sắc quả cũng đỏ đậm hơn.

5 Thời vụ trồng

Thảo quả có thể trồng quanh năm nhƣng tốt nhất là trồng vào từ tháng 6 đến tháng 8. Do đây là mùa mƣa ở vùng núi cao thƣờng mát, độ ẩm đất và độ ẩm không khí rất thích hợp cho việc trồng Thảo quả.

6 Mật độ trồng

Qua điều tra kết hợp phỏng vấn ngƣời dân cho thây mật độ tối ƣu cho năng suất cao nhất là 1.100 cây(khóm)/ha (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m).

7 Kỹ thuật trồng

- Trồng bằng cây con gieo từ hạt: Dùng cuốc moi đất tạo hố có kích thƣớc 15x15x15cm đủ để đặt cây con, đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất dậm chặt xung quanh gốc, chú ý không lấp đất quá sâu cổ rễ.

- Trồng bằng thân ngầm: Dùng cuốc moi đất có kích thƣớc 20x20x20cm đặt cây con đứng giữa hố, lấp đất đầy hố, lấy chân dẫm chặt xung quanh gốc sao cho không lấp đất quá cổ rễ và không làm tổn thƣơng đến thân ngầm.

8 Chăm sóc

- Thảo quả phát triển mạnh nên cỏ dại ít xâm lấn, 1 năm chỉ cần làm cỏ 1 lần, chặt bỏ cây già cỗi một lần cùng với thời gian thu hoạch Thảo quả thƣờng vào tháng 9 – 10.

- Kỹ thuật chăm sóc rất đơn giản không cần phải vun gốc, chỉ cần phát dọn dây leo, bụi dậm và cỏ dại xâm lấn xung quanh.

Chú ý bảo vệ sự phá hoại của gia súc, động vật gặm nhấm.

9

Khai thác, chế

biến

- Quả bắt đầu chín vào tháng 8, tháng 9 -10 khi vỏ quả chuyển sang màu đỏ thẫm, hạt Thảo quả đen cứng, quả chƣa nứt tiến hành thu hoạch. Khi thu hái tiến hành sấy ngay trong rừng bằng củi và sẫy cả chùm, thời gian sấy thƣờng 2 -3 ngày liên tục mới đƣợc 1 mẻ, khi sấy thấy vỏ quả có mầu xám đen, nhăn lại thành các vết dọc và có 1 lớp phấn trắng phủ bên ngoài quả là quả đã khô.

- Quả khô để nguội rồi cho vào túi linon buộc chặt cho nên gách bếp hoặc nơi khô ráo tránh ẩm mốc.

Từ kết quả tổng kết các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong mô hình trồng Thảo quả đƣợc tổng hợp tại bảng 3.7, kết hợp với các điều tra khảo sát khác ngoài thực địa đề tài có một số nhận xét đánh giá sau:

* Mặt tích cực:

- Ngƣời dân đã áp dụng liên hoàn các biện pháp kỹ thuật từ khâu chăm chọn lập địa trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác Thảo quả mang lại những hiệu quả nhất định, nhiều kinh nghiệm nhƣ: Vị trí trồng thích họp, độ tàn che thích hợp, kỹ thuật chăm sóc,... là rất có ý nghĩa.

- Ngƣời dân đã biết sử dụng giống Hồng Thảo quả giống có năng suất cao nhất trong 2 giống Thảo quả tại Sa Pa vào gây trồng rộng rãi và đặc biệt là ngƣời dân đã phát triển Thảo quả cả ở dƣới tán rừng trồng Tống Quá sú đây là sự nhận thức mới, một hƣớng phát triển mới cho cây Thảo quả để giảm sự tác động vào các khu rừng đặc dụng của VQG Hoàng Liên.

* Một số tồn tại, hạn chế:

- Khâu lựa chọn giống còn chƣa đƣợc đồng bào quan tâm chú trọng, việc chọn lọc những cây trội cho năng suất cao đối với giống Thảo quả cần phải đƣợc quan tâm thực hiện. Hiện nay, đồng bào mới lựa chọn những cây trội về kiểu hình nên năng suất và chất lƣợng còn chƣa ổn định.

- Việc trồng Thảo quả mang tính tự phát, không có quy hoạch cả về khu vực trồng lẫn việc tìm kiếm thị trƣờng đầu ra ổn định cho sản phẩm. Sản phẩm hạt Thảo quả chủ yếu đƣợc các tƣ thƣơng thu mua, với giá bấp bênh.

- Thảo quả sau khi đƣợc thu hoạch, công tác phân loại chất lƣợng quả, hạt còn chƣa đƣợc chú trọng, đƣa vào sấy và bảo quản đại trà điều này dẫn tới chất lƣợng sản phẩm bị suy giảm và hạ giá thành khi bán.

- Công nghệ sấy còn chƣa phát triển, ngƣời dân chủ yếu sấy thủ công và sấy ở trong rừng do vậy thƣờng phải khai thác một lƣợng lớn gỗ, củi ở trong rừng và tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)