Kết quả điều tra thực tế cho thấy, số lƣợng loài cây LSNG ở 2 xã là rất phong phú. Tuy nhiên, để phát triển trở thành hàng hóa với quy mô tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng thì cần phải phát triển có trọng điểm một số loài cây LSNG chủ yếu mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành xác định một số loài cây LSNG có tiềm năng cho KVNC nhƣ sau:
3.2.2.1. Xã Tả Van
Kết quả lựa chọn các loài cây tiềm năng đƣợc thể hiện tại bảng 3.5.
Bảng 3.5: Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở 2 xã Tả Van và San Sả Hồ
TT Loài cây Tả Van Loài cây
San Sả Hồ
Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng
1 Thảo quả 4 1 Thảo quả 4 1
2 Phong lan 3 2 Phong lan 3 2
3 Thuốc tắm 2 3 Đỗ quyên 2 3
4 Đỗ Quyên 1 4 Giảo cổ lam 1 4
5 Viễn chí hoa vàng 0 5 Nấm hƣơng 0 5
Nhận thấy giá trị kinh tế lớn từ những sản phẩm này mang lại nên một số hộ gia đình đã lấy giống từ rừng về trồng ở vƣờn nhà. Sau đó mô hình này phát triển trên quy mô lớn hơn, đặc biệt ở những địa điểm có thế mạnh về du lịch nhƣ thôn Tả Van Dáy, thôn Giàng Tả Chải Dao. Theo bảng 3.5 cho thấy, Thảo quả vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất, mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều về loài cây này, nhƣng không thể phủ nhận giá trị kinh tế to lớn mà nó mang lại. Thảo quả là cây dễ trồng, dễ chăm sóc phù hợp với trình độ canh tác và là cây xóa đói giảm nghèo ngƣời dân vùng cao nên đƣợc nhiều hộ gia đinh trong vùng đệm VQG Hoàng Liên gây trồng và đƣợc trồng với diện tích rất lớn trong rừng tự nhiên, tiếp theo là Phong lan đây là loài LSNG có giá trị cao cả về kinh tế lẫn thẩm mỹ đƣợc đa số “dân chơi” cây cảnh gọi là hàng độc của VQG Hoàng Liên. Nhiều năm qua tại Tả Van, các sản phẩm hoa Phong lan không sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán. Là cây có giá trị cao nhƣng phong Lan lại có yêu cầu khắt khe về điều kiện sinh thái và điều kiện chăm sóc. Do vậy, chỉ có những hộ có những hiểu biết về cây cảnh và sống gần các điểm du lịch mới phát triển loại cây trồng này. Thuốc tắm là loài LSNG đƣợc yêu thích gây trồng thứ 3 sau Thảo quả và Phong lan. Cũng giống nhƣ Thảo quả thuốc tắm là cây dƣợc liệu có giá trị lớn về kinh tế. Tuy nhiên, chỉ có đồng bào Dao mới biết cách khai thác sản phẩm này. Hiện nay, dịch vụ tắm thuốc ở thôn Giàng Tả Chải Dao khá phát triển, thu hút nhiều lƣợt khách du lịch tới đây mỗi năm để tắm thuốc, thƣ giãn và chữa bệnh mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngƣời dân địa phƣơng. Đƣợc ngƣời chơi cây cảnh mệnh danh là “thập đại nhất hoa” tức 1trong 10 loài hoa đẹp nhất, nhƣng do vùng phân bố hẹp chỉ thích hợp với khí lạnh nên Đỗ quyên không đƣợc dân chơi ƣa chuộng nhƣ phong lan. Tuy nhiên, đây cũng là loài cây mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho ngƣời trồng vì chúng thƣờng đƣợc khách du lịch mua làm kỷ niệm nhƣ là một dấu ấn, một đặc trƣng về Sa Pa. Cuối cùng là Viễn chí hoa vàng một loại dƣợc liệu có nhiều tác dụng nhƣ chữa ho có đờm, kém trí nhớ, suy nhƣợc, mất ngủ.
cây có giá trị, đã đƣợc gây trồng cho thu nhập cao và ổn định nhƣ: thuốc Tắm, phong Lan, Đỗ quyên, Mai trắng, Tùng la hán, Nấm hƣơng, Táo mèo có thể xây dựng mô hình tại vƣờn nhà. Thảo quả, Giảo cổ lam, Viễn chí hoa vàng có thể gây trồng dƣới tán rừng. Đồng thời phát triển cây tre măng trên đất sau nƣơng rẫy vừa góp phần phát triển kinh tế vừa phủ xanh đất trống đồi chọc.
3.2.2.2. Xã San Sả Hồ
Sau khi phân tích, đánh giá và cho điểm, các định đƣợc cơ cấu cây trồng một số loài LSNG có tiêm năng phát triển ổn định và bền vững đƣợc thể hiện tại bảng 3.5.
Kết quả xếp hạng đã xác định đƣợc 5 loài có tiềm năng gây trồng và phát triển đó là Thảo quả, phong Lan, Đỗ quyên, Giảo cổ lam và Nấm hƣơng. Trong đó Thảo quả cũng là loài nhiều tiềm năng để phát triển nhất. Sở dĩ ngƣời dân lựa chọn nhƣ vậy vì Thảo quả là loài cây sống dƣới tán rừng, là loài cây dễ trồng và chăm sóc phù hợp với trình độ canh tác của bà con dân tộc, đâu tƣ ban đầu thấp nhƣng cho thu nhập kinh tế cao, thị trƣờng ổn định, về cơ bản đây là loài thích họp với đất đai địa phƣơng và rất dễ trồng đang đƣợc hiệp hội LSNG ở San Sả Hồ định hƣớng phát triển. Lựa chọn tiếp theo là phong Lan, Đỗ quyên,Giảo cổ lam là các loài LSNG có giá trị cao, dễ trồng, vừa đáp ứng mục tiêu sử dụng vừa đáp ứng mục tiêu phát triến hàng hoá để bán tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Lựa chọn cây trồng cuối cùng là Nấm hƣơng, một cây LSNG có giá trị dinh dƣỡng cao đƣợc các nhà hàng và khách du lịch ƣa chuộng.
3.2.3. Tinh hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ LSNG trên ĐBNC
3.2.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng
Nhận thức đƣợc thách thức trong bảo vệ và phát triển rừng VQG Hoàng Liên và Kiểm lâm vùng đệm đã có nhiều lỗ lực nhằm bảo vệ rừng, mặt khác cũng có một số chƣơng trình, dự án nâng cao nhận thức cho ngƣời dân vùng đệm về bảo vệ rừng nhƣng do sức ép của sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo và đặc biệt là nhu cầu rất cao từ khách du lịch nên những hoạt động khai thác quá mức cho phép LSNG vẫn diễn ra. Đây là lý do chính làm cho tài nguyên rừng ngày
càng bị suy giảm.
Theo kết quả điều tra về tình hình khai thác và sử dụng một số loài LSNG tại vùng đệm VQG Hoàng Liên là rất đa dạng và phong phú với khoảng gần 100 loài (phụ lục 1). Đa số các sản phẩm LSNG đƣợc khai thác sử dụng có số lƣợng lớn và các sản phẩm chủ yếu đƣợc khai thác trong tự nhiên. Các sản phẩm LSNG có giá trị cao, tập trung, phần lớn là các sản phẩm đƣợc gây trồng ở vƣờn nhà hoặc trang trại của các hộ gia đình. Các loài LSNG hay đƣợc khai thác sử dụng với số lƣợng lớn là: Thảo quả, phong Lan, Đỗ quyên, Giảo cổ lam, nấm Hƣơng,... Qua kết quả điều tra điển hình ở một số thôn thuộc 2 xã Tả Van và San Sả Hồ cho thấy hoạt động khai thác và sử dụng các loài LSNG đƣợc gây trồng tại đây diễn ra thƣờng xuyên trong năm và hết sức phức tạp. Xã nào cũng có khai thác một hoặc nhiều sản phẩm LSNG để tăng thu nhập kinh tế. Những sản phẩm khai thác số lƣợng ít, chủ yếu đƣợc sử dụng cho hộ gia đình đều là các loài LSNG mới đƣợc gây trồng. Tuỳ theo bộ phận sử dụng khác nhau mà hình thức khai thác khai thác các loại LSNG cũng khác nhau, có loại lấy hoa, củ, quả, có loại lấy cành,...
Khai thác LSNG góp phần làm tăng đáng kể giá trị thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác LSNG mà vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu phát triển một cách bền vững. Vì vậy, mọi hoạt động quản lý tài nguyên rừng đều phải cân đối mối quan hệ giữa khai thác và tái sinh, hay nói cách khác khai thác phải đảm bảo tái sinh.
LSNG có thể khai thác từ nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể thực vật, vì vậy tính bền vững của khai thác có thể phụ thuộc vào bộ phận lấy đi. Các công nghệ khai thác, bao gồm cả những xử lý trƣớc, trong và sau khai thác có ảnh hƣởng rất lớn đối với các loài LSNG mọc hoang dã trong rừng tự nhiên và trong rừng trồng.
Các loài LSNG đang đƣợc gây trồng và khai thác ở địa phƣơng rất đa dạng và phong phú. Các nhóm cây LSNG chính tại vùng đệm bao gồm:
Nhóm cây cảnh. Là nhóm đƣợc khai thác với số lƣợng nhiều nhất, cũng là nhóm có giá trị tƣơng đối cao nhƣ: Phong lan các loại, Đỗ quyên,... Đây là những loài đang có tiềm năng trên thị trƣờng, chủ yếu các sản phẩm thuộc nhóm này đều đƣợc bán tạo thu nhập, ngƣời dân bản địa ít sử dụng, trừ những hộ khá giả nhƣng khi gặp khách trả giá cao họ sẵn sàng bán để lấy thu nhập. Có thể nói rằng, đây là tập đoàn cây có giá trị kinh tế cao, thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, cần có phƣơng án quy hoạch phát triển. Một số loài thuộc nhóm này thƣờng nằm ở dƣới tán rừng thứ sinh, do chúng là loài có giá trị kinh tế cao cộng với mức độ khai thác nhiều, bất hợp pháp, lại trải qua một thời gian khai thác lâu dài mà không chú trọng đến bảo tồn nên nguồn tài nguyên này đang trở nên rất khan hiếm.
Nhóm dƣợc liệu, hƣơng liệu: là nhóm cũng đƣợc khai thác với số lƣợng rất nhiều, đồng thời cũng là nhóm có giá trị tƣơng đối cao nhƣ: Thảo quả, thuốc Tắm,... chúng là những loài rất có tiềm năng về thị trƣờng, chủ yếu chúng đƣợc KT để bán cho khách du lịch và ngƣời bệnh các vùng lân cận để tạo thu nhập, ngƣời dân địa phƣơng ít khi sử dụng.
Nhóm thực phẩm, là nhóm cho các sản phẩm có giá trị cao nhƣ: nấm Hƣơng, măng Tre,...Với vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng nhƣ góp phần vào cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, các loài trong nhóm này cũng đƣợc gây trồng và khai thác hàng năm với một lƣợng lớn. Trong đó, sản phẩm có giá trị kinh tế cao và đƣợc ƣa chuộng nhất là nấm Hƣơng, măng Tre cũng là loại LSNG có khả năng tiêu thụ khá tốt ở ĐBNC.
Nhóm cây đa tác dụng và nguyên liệu thủ công mỹ nghệ: Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy do khai thác bừa bãi với cƣờng độ cao trong nhiều năm nên số lƣợng và chất lƣợng những loại LSNG này bị suy giảm nghiêm trọng nhất là cây Táo mèo và cây Song mây. Vài năm trở lại đây, do nhận thức đƣợc giá trị của các loài cây này và nhu cầu thị trƣờng tăng cao nên các sản phẩm thuộc nhóm này đƣợc gây trồng trở lại, diện tích gây trồng mới tăng nhanh.
Bên cạnh những nhóm thực vật LSNG đƣợc sử dụng cho các mục đích nói trên còn rất nhiều loại thân thảo ở rừng cung cấp một nguồn nguyên liệu quý giá
cho những ngƣời dân vùng đệm.
Nhìn chung, tình hình khai thác và sử dụng các loài cây LSNG ở khu vực diễn biến rất phức tạp. Ngoài một số loài cây LSNG đang có xu hƣớng đƣợc gây trồng phố biến nhƣ: Thảo quả, Phong lan, Đỗ quyên,... các loài còn lại nhƣ: Hoàng liên ô rô, nấm Hƣơng,... bị ngƣời dân thu hái một cách cạn kiệt trong rừng tự nhiên đem bán. Do vậy, cần phải nhanh chóng tìm ra giải pháp quy hoạch và trồng các loài này không chỉ có vai trò phát triển kinh tế hộ mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen của VQG Hoàng Liên.
3.2.3.2. Thị trường tiêu thụ LSNG ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả điều tra về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm LSNG ở KVNC đƣợc diễn ra theo 1 số kênh thị trƣờng chủ yếu sau:
- Kênh 1:
- Kênh 2:
- Kênh 3:
(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Sa Pa)
Kênh 1: Các sản phẩm LSNG chủ yếu đƣợc ngƣời sản xuất khai thác từ rừng rồi sau đó bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng ở đây chủ yếu là ngƣời dân đang sống tại đại phƣơng có nhu cầu sử dụng trong hộ gia đình. Ƣu điểm của kênh tiêu thụ này là đơn giản, ít mắt xích trung gian, giá thành sản phấm ít chịu ảnh hƣởng của các loại chi phí nhƣ: vận chuyển, bảo quản,... Ngƣời sản xuất đôi khi là ngƣời chế biến một cách đơn giản, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân và khách hàng. Các sản phẩm LSNG đƣợc buôn bán lƣu thông
Ngƣời sản xuất và chế biến Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG Ngƣời sản xuất và chế biến Đại lý Ngƣời thu gop Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG Ngƣời thu gop Ngƣời sản xuất và chế biến Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG
trên kênh này chủ yếu là măng Tre các loại, Táo mèo, song mây, Chè dây, ... và một số loại LSNG cho dƣợc liệu nhƣ Viễn chí hoa vàng, Hoàng liên ô rô, Giảo cổ lam,...
Kênh 2: Trong kênh này, xuất hiện các đối tƣợng trung gian trong quá trình lƣu thông sản phấm LSNG, đó là những ngƣời thu gom. Sản phẩm LSNG thƣờng là dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm qua sơ chế, chế biến đơn giản. Chính vì vậy, ở kênh này giá sản phẩm LSNG thƣờng thu mua tại địa phƣơng thấp vì trong quá trình lƣu thông chúng chịu ảnh hƣởng của nhiều loại chi phí lớn nhƣ chi phí vận chuyển, chi phí cho ngƣời trung gian,... và sản phẩm chế biến có giá trị thấp là do chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm còn đơn giản nhiều khi chúng đƣợc sử dụng nhƣ nguồn nhiên liệu cho các cơ sở chế biến khác.
Kênh 3: Đây là kênh tiêu thụ phổ biến nhất ở KVNC. Sản phẩm thô sau khi đƣợc khai thác sẽ đƣợc những ngƣời thu gom trong hoặc ngoài xã đến tận gia đình hoặc tại các chợ địa phƣơng để thu mua, và đƣợc vận chuyển bằng các phƣơng tiện thô sơ nhƣ xe đạp, xe máy. Sau đó, các sản phấm thô này đƣợc ngƣời thu gom bán lại cho các đại lý thu mua lớn trong vùng. Nếu các đại lý thu gom có phƣơng tiện vận chuyển, thì lợi nhuận thu đƣợc của họ sẽ càng lớn hơn. Lúc này giá của sản phẩm đã cao hơn rất nhiêu so với giá mà ngƣời sản xuất, khai thác bán ra, có nhiều sản phẩm LSNG cao gấp 2-3 lần. Đối với kênh này, giá sản phẩm LSNG đƣợc ngƣời sử dụng mua cao gấp nhiều lần so với giá sản phẩm ban đầu do nó không những phải chịu chi phí chung nhƣ vận chuyển, thuế...mà chúng còn chịu cả chi phí trong khâu trung gian. Nhìn chung, sản phẩm cuối cùng tại đây chủ yểu là các sản phẩm thô đã qua sơ chế, một số ít đƣợc chế biến để sử dụng, tuy nhiên mức độ chế biến còn đơn giản nên giá thành sản phâm còn có giá trị thấp, hoàn toàn chƣa xứng với tiềm năng của chúng.
Kết quả điều tra nghiên cứu về thị trƣờng của một số loài LSNG chủ yếu có giá trị kinh tế cao ở 2 xã nghiên cứu cho thây một bức tranh vê tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm LSNG gây trồng cũng rất phong phú và đa dạng. Đa số các sản phẩm LSNG hiện nay đƣợc tiêu thụ lớn trên thị trƣờng đều mới xuất hiện trên chục năm trở lại đây, nguồn cung câp các sản phâm
LSNG dồi dào. Nguyên nhân giúp cho thị trƣờng các loại LSNG này đƣợc gây trồng phát triển mạnh gồm:
Ngƣời sản xuất có hiểu biết nhiều hơn về giá trị, công dụng, cách chế biến cũng nhƣ các thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trƣờng của các loài LSNG thông qua mạng lƣới thông tin thị trƣờng nhƣ ngƣời thu gom, các đại lý, các phƣơng tiện truyền thông khác.
Đối với cơ sở chế biến: Có đầy đủ thông tin về công dụng, nhu cầu thị trƣờng cũng nhƣ công nghệ chế biến nhằm đa dạng hoá sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, có chiến lƣợc quảng bá sản phấm hợp lý.
Đối tƣợng trung gian: Có đủ các thông tin thị trƣờng về khả năng cung cấp của địa phƣơng, nhu cầu thị trƣờng, tiềm năng thị trƣờng trong tƣơng lai,...
Đối với ngƣời sử dụng: Hiểu rõ hơn về công dụng của các sản phâm LSNG.