Cây Hoàng liê nô rô (Mahonia nepalensis DC)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 88 - 90)

Tổng kết kỹ thuật:

Kết quả điều tra, tổng kết kỹ thuật trồng Hoàng liên ô rô của ngƣời dân đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 3.8: Kỹ thuật bản địa trong gây trồng Hoàng liên ô rô

TT Bƣớc CV Kỹ thuật đã áp dụng

1 Chọn đất Rừng tự nhiên hay rừng thứ sinh ven suối, đất tốt, ẩm, thoát nƣớc hoặc dƣới tán rừng trồng, vƣờn cây ăn quả có độ tàn che 0,3 - 0,6. 2 Chuẩn bị đất

- Hoàng liên ô rô là cây ƣa ẩm và hơi chịu bóng khi còn non. Làm đất toàn diện, sau đó đánh rạch, khoảng cách giữa các rạch khoảng 25-30cm. - Bón lót 10-15 tấn phân chuồng, 250-300kg lân, 150 kg kali cho mỗi ha.

3 Phƣơng thức trồng

Trồng thuần loài theo đám trên nƣơng rẫy hoặc dƣới tán rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc xen với cây ăn quả trong vƣờn hộ.

4 Giống

- Kỹ thuật tạo giống bằng cây con gieo từ hạt: Chọn cây thƣờng xuyên sai quả, quả to, đều. Thu hái giống vào tháng 8 - 9.

+ Quả sau khi thu hái tách bỏ vỏ quả rồi mới đem gieo.

+ Kỹ thuật gieo: rắc hạt đều trên luống đã chuẩn bị sẵn sau đó dùng lớp đất nhỏ rắc lên 1 lớp mỏng trên mặt luống sao cho lấp kín hạt giống rồi dùng tay dặn nhẹ đều trên mặt luống giúp cho hạt giống tiếp xúc hoàn toàn với đất. Gieo hạt với mật độ 10cmx10cm/hạt. - Kỹ thuật tạo giống bằng hom: Chọn những cây sinh trƣởng tốt nhất, không bị sâu hại để cắt hom. Hom đƣợc chọn ở những cây mẹ trên 2 năm tuổi, có thân và tán đẹp, sinh trƣởng tốt. Hom đƣợc chọn là cành bánh tẻ, mỗi đoạn hom có 2 – 3 đốt (vị trí có thể ra mầm). Hom đƣợc lấy ở đầu cành hoặc giữa cành. Dùng dao sắc để cắt, cắt vát 450, không để hom giập nát, trầy xƣớc. Chiều dài hom từ 10 – 12 cm, sau đó dùng kéo cắt bỏ 1 phần lá để giảm bớt sự thoát hơi nƣớc.

+ Hom đƣợc cắm vào nền đất tơi xốp, thoát nƣớc tốt. Độ sâu cắm hom khoảng 4 -5 cm, hom đƣợc cắm đứng.

+ Chăm sóc hom sau khi giâm: Đảm bảo độ ẩm vừa phải bằng tƣới nƣớc hằng ngày. Khi hom ra rễ và ra lá mới (2 – 3 lá) mới chuyển vào bầu đất.

5 Thời vụ trồng Tháng 1 – 4 (mùa xuân)

6 Mật độ trồng Cây con trồng với cự ly 40x40cm hoặc 45x45cm.

7 Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc moi đất tạo hố có kích thƣớc 15x15x15cm đủ để đặt cây con, đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất dậm chặt xung quanh gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ khoảng 2 – 3 cm.

8 Chăm sóc Xới đất, phát dọn cỏ dại, cây bụi dây leo, ngăn chặn gia súc phá hoại.

9 Khai thác, chế biến

Sau 5 năm trồng có thể khai thác. Toàn bộ rễ rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô và đem bảo quản.

Mặt tích cực:

Hệ thống kiến thức bản địa, kinh nghiệm gây trồng chọn giống của cộng đồng đƣợc vận dụng một cách đầy đủ từ khâu chọn đất, gây trồng và khai thác chế biến.

Đã sử dụng phân bón vào gây trồng.

Mặt hạn chế:

Giống phụ thuộc vào tự nhiên, chƣa chủ động đƣợc nguồn giống, mặt khác việc lựa chọn giống có năng suất, chất lƣợng cao chƣa đƣợc thực hiện.

Kỹ thuật chế biến còn đơn giản, vẫn chỉ áp dựng biện pháp phơi khô và bảo quản thông thƣờng.

Công tác quy hoạch vùng trồng còn chƣa đƣợc thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)