- Thảo quả: Thảo quả là một loài cây trồng truyền thống của ngƣời dân 2 xã Tả
Van và San Sả Hồ. Kết quả điều tra thực địa kết hợp với phỏng vấn các hộ gia đình cho thấy: Thảo quả cho hoa kết quả, sinh trƣởng và phát triển thích hợp ở những nơi có điều kiện khí hậu mát, lạnh quanh năm, có lƣợng mƣa và độ ẩm không khí cao, là cây chịu đƣợc giá rét.
Đất trồng Thảo quả: Thích hợp đất tơi xốp, hàm lƣợng mùn nhiều, thấm nƣớc nhanh, thoát nƣớc tốt, thành phần cơ giới cát pha – thịt trung bình.
Độ tàn che thích hợp nhất để Thảo quả sinh trƣởng và phát triển là 0,5 – 0,6. Ảnh hƣởng của chiều cao dƣới cành tầng cây gỗ (Hdc) đến năng suất Thảo quả: Chiều cao dƣới cành tầng cây che bóng khoảng từ 7 – 10 m cho năng suất cao nhất.
Thảo quả trồng dƣới tán rừng tự nhiên ở độ cao so với mực nƣớc biển nằm trong khoảng 1200 – 1.700m cho hiệu quả cao nhất.
Thảo quả trồng ở dƣới tán rừng trồng đƣợc trồng với mật độ dầy hơn và năng suất cao hơn so với trồng trong rừng tự nhiên.
- Giảo cổ lam: Đây là loại dƣợc liệu quý đƣợc sử dụng có hiệu quả về bệnh
tim mạch, có tác dụng làm giảm và bình ổn huyết áp, hạcholesterol trong máu, chữa viêm gan, kiện tỳ, vị rất tốt, tăng cƣờng sức khoẻ nhất là đối với những ngƣời cao tuổi. Giảo cổ lam chỉ phân bố trên núi cao, thích hợp với khí hậu mát mẻ, có lƣợng mƣa và độ ẩm không khí cao.
Thích hợp đất tơi xốp, hàm lƣợng mùn nhiều. Là cây trồng dƣới tán rừng Giảo cổ lam thích hợp với độ tàn che 0,5 – 0,6.
- Hoàng liên ô rô: hay còn gọi là cây Mật gấu đƣợc biết đến nhƣ là một loài
cây dƣợc liệu quí, có phân bố hẹp và chỉ còn lại rất ít cá thể mọc rải rác trên các vùng núi có độ cao từ 1.500 – 1.700m nhƣ Sa Pa – Lào Cai, Lanbiang – Lâm Đồng.
Cây Hoàng liên ô rô là cây ƣa ẩm, lúc nhỏ chịu bóng, sau ƣa sáng. Thích hợp với với khí hậu vùng núi cao lạnh, ôn hòa, mát mẻ quanh năm, độ ẩm không
khí cao quanh năm sƣơng mù. Mùa hoa Hoàng liên ô rô vào tháng 2 – 4, ra quả tháng 4 – 6. Cây ra hoa, kết quả nhiều chủ yếu tái sinh bằng hạt, có khả năng tái sinh chồi sau khi bị chặt phát. Hoàng liên ô rô thích hợp với đất còn tính chất đất rừng, nhiều mùn, tơi xốp.