Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 31 - 36)

1.2.1.1. Vị trí địa lý

KVNC nằm ,

, nên thơ. Đặc biệt, quá trình tạo sơn đã hình thành ở nơi đây những vách núi dựng đứng với các đỉnh nhọn cao vút, trên đó là các quần thể thực vật độc đáo nhƣ: rừng lùn hình thù quái dị, rêu phong cổ kính, rừng Đỗ

quyên thuần loài muôn hoa khoe sắc… Đã tạo lên những cảnh quan đặc trƣng không thể tìm thấy ở các khu rừng đặc dụng khác của Việt Nam.

Hệ thống sông suối trong xanh bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy qua địa hình đa dạng và độ dốc lớn đã tạo ra nhiều thác nƣớc đẹp và nổi tiếng có thể kể đến nhƣ: Thác Bạc cao trên 200m, nƣớc ào ào đổ xuống nhƣ dải ngân từ trên mây đổ xuống; Thác Tình yêu bắt nguồn từ câu chuyện tình lãng mạn nhƣ dòng suối tóc của cô gái trẻ chờ ngƣời yêu dƣới ánh trăng vàng.

- Toạ độ địa lý:

+ Từ 220 09' 30” đến 220 21' 00” vĩ độ Bắc

+ Từ 1030 45'00” đến 1040 59'40” kinh độ Đông. - Ranh giới:

+ Phía Đông giáp xã Nậm Sài, Nậm Cang (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai); + Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lƣ (huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu); + Phía Nam và Đông Nam giáp xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) và 04 xã Phúc Khoa, Thân Thuộc, Hố Mít, TT. Tân Uyên (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu);

+ Phía Bắc giáp xã Lao Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Sử Pán, Bản Hồ, Tả Van, TT. Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).

1.2.1.2. Đặc điếm địa hình

Khu vƣc nghiên cứu có địa hình khá đa dạng và phức tạp, bao gồm chủ yếu là núi cao và trung bình, chạy liên tục theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Phan Si Păng (3.143m) và đƣợc mệnh danh là nóc nhà của Đông Dƣơng. Địa hình bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối sâu, chạy từ trên đỉnh dông cao và khu vực đỉnh Phan Si Păng đổ xuống và sự chia cắt còn do trong khu vực có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở có độ cao trên 2.500m.

Do độ chênh cao lớn nên khu vực VQG có độ dốc trung bình 350

÷ 400, càng đi về phía trung tâm VQG càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều nơi có độ dốc > 450 rất khó đi lại. Tuy nhiên có sự khác nhau rõ giữa sƣờn Đông và Tây, sƣờn

Đông trải rộng và thoải hơn sƣờn Tây. Độ cao tuyệt đối và sự bất đối xứng giữa hai sƣờn của đỉnh Granít Phan Si Păng đã có tác động sâu sắc đến toàn bộ các điều kiện tự nhiên trong khu vực.

Cụ thể trong KVNC có 04 kiểu địa hình chính như sau:

- Kiểu địa hình núi cao (N1): Phân bố ở độ cao trên 1.700m.

- Kiểu địa hình núi cao trung bình (N2): Phân bố ở độ cao từ 700m – 1.700m.

- Kiểu địa hình vùng núi thấp (N3): có độ cao từ 300 m – 700m thuộc trung tâm của xã San Sả Hồ và một số thôn bản của xã Tả Van

- Kiểu địa hình thung lũng (T1) và máng trũng (T2): Do địa hình khá bằng phẳng, đất đai khá tốt lại gần nguồn nƣớc thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên dân cƣ tập trung ở đây khá đông.

1.2.1.3. Điêu kiện thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra, đất trong KVNC đƣợc hình thành chủ yếu đƣợc hình thành chủ yếu từ 2 loại đá mẹ chính là macma axit và đá biến chất. Các loại đất chính gồm:

- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao - Nhóm đất mùn Alit trên núi cao

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình - Nhóm đất Fe ralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình - Nhóm đất trong các thung lũng

- Đất mặt nƣớc: chủ yếu là sông suối.

a)

KVNC nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè ẩm ƣớt bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10 và kéo theo mƣa nhiều, thƣờng gây ra lũ lụt, đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất; mùa đông lạnh từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, những tháng này thƣờng xuất hiện sƣơng muối buốt giá, có

khi kéo dài từ 3 đến 10 ngày.

Các đặc trƣng cơ bản về khí hậu của KVNC cụ thể nhƣ sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, vào các tháng mùa hè nhiệt độ trung bình từ 18 † 200C, vào các tháng mùa đông từ 10 ÷ 120

C. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

- Chế độ mƣa,ẩm: Lƣợng mƣa bình quân năm là 2.759mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mƣa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mƣa càng lớn, số ngày mƣa trung bình năm 199,4 ngày và diễn biến không đều giữa các mùa. Mùa hè mƣa nhiều chiếm tới 80 † 85% tổng lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, có ngày lƣợng mƣa đạt tới 350mm. Mùa đông lạnh có mƣa nhỏ, cũng có năm có thể xảy ra hàng tháng không có mƣa, gây ra tình trạng khan hiếm nƣớc, lƣợng mƣa trung bình từ 50 † 10 mm/ tháng. Độ ẩm không khí tƣơng đối bình quân hàng năm từ 85 † 90%, cao nhất đến 97%, thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 ÷ 70%.

- Chế độ nắng: Tống số giờ nắng trung bình hàng năm của khu vực VQG biến động trong khoảng 1.400 † 1.460giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm nắng nhất khoảng từ 180 † 200 giờ, tháng 10 là tháng nắng ít nhất khoảng từ 30 † 40 giờ. Lƣợng bốc hơi nƣớc trung bình năm là 865,5mm

- Chế độ gió: Khu vực VQG Hoàng Liên có hai hƣớng gió chính và đƣợc phân bố theo mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió địa phƣơng (gió đất, gió núi); loại gió này đƣợc hình thành do ảnh hƣởng của địa hình gây ra sự chênh lệch áp suất không khí giữa các vùng.

- Sƣơng mù, sƣơng muối: Sƣơng mù thƣờng xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Bình quân trong năm có khoảng 160 ngày có sƣơng mù; trong năm bình quân có khoảng 6 ngày có sƣơng muối, nhƣng đôi khi có đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, cao nhất tới 11 ngày.

- Tuyết, mƣa đá: Tần suất xuất hiện mƣa tuyết từ 4 † 6 năm/lần, những ngày rét đậm thƣờng có tuyết phủ. Hàng năm thƣờng có mƣa đá gây nhiều thiệt hại cho rau, màu, hoa cảnh.

b) Chế độ thủy văn

- Nguồn nƣớc mặt: Điều kiện thủy văn ở VQG Hoàng Liên liên quan đến chế độ dòng chảy của 2 hệ thống suối đón nƣớc từ dãy Hoàng Liên Sơn đổ về sông Hồng và sông Đà. Do đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh nên đã hình thành nên hệ thống khe suối dày đặc, các sƣờn núi dốc đứng, khe suối hẹp và sâu, dòng chảy dốc và xuất hiện nhiều ghềnh thác, mật độ suối cao, trung bình khoảng 3,12 km/1.000 ha.

- Nguồn nƣớc ngầm: Theo tài liệu khảo sát của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (1994) - Viện địa lý cho thấy: Trữ lƣợng động tự nhiên nƣớc ngần của Sa Pa ở mức 383.566 m3/ngày, độ pH từ 6 - 8,5, độ khoáng hoá từ 0,16 - 0,75 g/l và các thành phần hoá học đạt yêu cầu nƣớc dùng cho sinh hoạt.

Nhìn chung các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lƣu lƣợng nƣớc thất thƣờng và biến đổi theo mùa, mùa mƣa thƣờng có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh dễ gây nên các hiện tƣợng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp.

1.2.1.5. Tài nguyên động thực vật

a) Thực vật:

Theo kết quả nghiên cứu của VQG Hoàng Liên và các nhà Khoa học đã bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 2.343 loài thực vật có mạch thuộc 1.020 chi và 256 họ, trong đó: Thực vật quý hiếm và đặc hữu có 149 loài cây trên tổng số 2.343 loài chiếm 6,3% số loài cây của khu vực, đã đƣợc đề cập trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới, trong nghị định 18, nghị định 48 của chính phủ; thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam là 133 loài, còn 16 loài không có tên trong sách đỏ Việt Nam nhƣng trên phạm vi thế giới chúng vẫn thuộc nhóm có nguy cơ bị diệt vong nên vẫn đƣợc công nhận xếp trong sách đỏ thế giới; thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới là 34 loài chiếm 1,4% tổng số loài, trong đó có 18 loài đã có tên trong sách đỏ Việt Nam, 16 loài không có tên trong sách đỏ Việt Nam. Có tên trong danh sách

của nghị định 18 là 6 loài và 5 loài có tên trong nghị định 48[24].

Những loài quý hiếm đặc trƣng của khu vực là Pơ Mu, Vân Sam, Thiết Sam, Liễu Sam, Dẻ tùng, Đinh, Sến, Vù hƣơng, Chò Chỉ, Lát hoa, Hoàng liên, Tam thất, Củ Bình vôi, Củ Dòm, Đảng sâm, Đỗ trọng… 149 loài cây quý hiếm cần có sự bảo vệ đặc biệt sẽ làm tăng giá trị của hệ thực vật và vai trò của công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của vƣờn quốc gia.

b) Động vật:

Hiện nay đã thống kê đƣợc 555 loài động vật có xƣơng sống trên cạn, trong đó thú 96 loài, chim 346 loài, bò sát 63 loài và lƣỡng thê 50 loài, đặc biệt có loài Ếch gai rất hiếm vừa đƣợc phát hiện[24].

Trong tổng số 555 loài động vật có xƣơng sống đã đƣợc ghi nhận đƣợc ở HL, có 60 loài động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam (1992), 33 loài trong danh lục đỏ IUCN/2004, 5 loài chim đặc hữu cho Việt Nam và 25 loài chim khác đặc hữu cho vùng núi cao của Hoàng Liên Sơn; Yếu tố đặc hữu còn cao hơn nữa đối với khu hệ lƣỡng thê (6 loài) và có thể nói VQG Hoàng Liên đang bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam và có thể đƣợc xem nhƣ điểm nóng về đa dạng của nhóm động vật này. Tuy có tính đa dạng cao, nhƣng do tình trạng nguồn lợi động vật nên nhiều loài đang bị đe doạ, trong đó có 07 loài gần nhƣ đã rơi vào tình trạng bị tiêu diệt ở HL nhƣ: Vƣợn đen Đông Bắc (Nomasscus

concolar), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cheo cheo (Tragulus javanicus),

Voọc bạc má (Trachypithecus). Những loài bò sát, lƣỡng cƣ có giá trị thƣơng mại hoặc dƣợc liệu nhƣ: Các loài Rùa, Kỳ đà và các loài Rắn hiện trở nên rất hiếm và cũng trong tình trạng bị đe dọa.

Sự phong phú và đa dạng của thành phần động vật rừng của VQG Hoàng Liên là cơ sở để thực hiện bảo tồn tại chỗ động vật rừng trong môi trƣờng sống tự nhiên và đã đƣợc tổ chức Bảo tồn Đa dạng Sinh học công nhận là Vƣờn di sản ASEAN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)