Tri thức bản địa có vai trò rất quan trọng đối với cộng đồng địa phƣơng, là cẩm nang trong hoạt động sinh kế của ngƣời dân, do đó cần phải có biện pháp bảo tồn và phát huy các tri thức bản địa.,… phát huy vấn đề này xem nhƣ là giải pháp quan trọng cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng.
Cần phải thực hiện công tác tƣ liệu hóa, hệ thống hóa các tri thức bản địa thành các cẩm nang kinh nghiệm cho ngƣời dân địa phƣơng, bao gồm các kiến thức về làm đất, giống, đặc điểm sinh trƣởng, khai thác, chế biến, bảo quản. Hình thức tƣ liệu hóa sẽ là cơ sở quan trọng cho ứng dụng kiến thức bản địa trong thực tiễn sản xuất, trong các dự án cộng đồng và trong công tác khuyến nông, khuyến lâm.
Cần phát huy bộ máy tự quản truyền thống và luật tục của cộng đồng làng miền núi trong gây trồng và phát triển nguồn LSNG. Xây dựng các hƣơng ƣớc/ luật tục có tính sát thực hiệu quả, phù hợp với luật pháp để phát huy tính sáng tạo và chủ động cộng đồng. Đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hóa tâm linh nhƣ Rừng cộng đồng làng miền núi bao gồm rừng đầu nguồn nƣớc, rừng ma, rừng thiêng của cộng đồng làng bản để rừng đƣợc giữ gìn, từ đó là môi điều kiện thuận lợi để gây trồng LSNG.
Cần tuyên truyền tri thức bản địa trong gây trồng, phát triển các loài cây LSNG thông qua các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tủ sách cộng đồng, ca dao, tục ngữ, bài hát, chuyện kể, luật tục, tập quán.
Tiến hành điều tra, thống kê, đánh giá để nắm thật chắc tình hình diễn biến tài nguyên LSNG, nhất là các loài có giá trị đặc biệt về kinh tế làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển lâm sản ngoài gỗ bền vững.
Khôi phục diện tích LSNG bị mất và những nơi chất lƣợng rừng thấp. Đồng thời tiến hành nghiên cứu các loài có giá trị kinh tế cao để đƣa vào gây trồng.
Xây dựng quy trình khai thác và sử dụng LSNG phải phù hợp. Đảm bảo sự cân đối, hài hòa trong việc khai thác từ tổng quỹ tài nguyên rừng hiện có.
Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các chính sách đã có về rừng và đất lâm nghiệp. Tiếp tục xây dựng các chính sách riêng để khuyến khích phát triển LSNG nhƣ chính sách hỗ trợ vốn, đầu tƣ tín dụng, chính sách thuế,...
Xây dựng kế hoạch hành động về phát triển LSNG để thu hút vốn đầu tƣ không chỉ của Nhà nƣớc mà của cả các thành phần kinh tế khác.
Các chính sách khuyến khích phát triển LSNG cần hài hoà giữa khâu tạo nguyên liệu và khâu chế biến, đặc biệt bảo quản và chế biến các sản phẩm LSNG có giá trị nhƣ Thảo quả, Giảo cổ lam, Hoàng liên ô rô, Táo mèo,...
Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh LSNG thông qua cơ chế giao đất, khoán rừng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất LSNG.
Quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng cơ chế lƣu thông tiêu thụ LSNG cho các cơ sở chế biến trong rừng.
Hình thành các nhóm, các tổ chức kinh tế họp tác giữa ngƣời sản xuất, ngƣời chế biến lƣu thông và ngƣời tiêu dùng.