Kinh nghiệm khai thác, sử dụng một số loài LSNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 97 - 131)

Do cuộc sống gắn liền với rừng, ngƣời dân vùng đệm có một kho tàng kinh nghiệm trong việc lựa chọn, thu hái và sử dụng lâm sản ngoài gỗ để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Kiến thức sử dụng các loài cây thuốc: Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng không phải bất cứ cộng đồng nào, không phải bất cứ ai cũng biết khai thác và sử dụng cây thuốc. Thông thƣờng, cộng đồng ngƣời Dao đỏ là sử dụng cây thuốc nhiều nhất và trong gia đình ngƣời Dao đỏ có đến 90% số ngƣời biết sử dụng cây thuốc còn các cộng đồng khác thƣờng chỉ có từ 5 – 7 ngƣời là biết sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Có rất nhiều loài cây rừng thuộc nhiều dạng sống, nhƣ cây gỗ, dây leo, cây bụi, thân thảo đƣợc ngƣời Dao, Mông, Giáy dùng để làm thuốc chữa bệnh. Kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm với ngƣời dân cho thấy các thầy thuốc vùng nghiên cứu có thể sử dụng các loài cây, con trên rừng để chữa một số bệnh sau đây:

* Một số bài thuốc tắm theo kinh nghiệm của người Dao đỏ

sau khi sinh).

. C . , v.v... . (Trophis scandes (Dioscorea sp1.) (Euodia lepta

.

(6)

.

- ).

* Các bài thuốc từ cây Thảo quả

(1)Trị sốt rét:

Thảo quả nhân 4g, Thục phụ tử 10g, Sinh khƣơng 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống (Quả Phụ Thang - Tế Sinh Phƣơng). Hoặc: Thảo quả nhân 2g. tán bột, bọc trong miếng gạc, trƣớc khi lên cơn, nhét vào 1 bên lỗ mũi.

(2) Trị bụng đau, bụng đầy do hàn thấp tích trệ:

Thảo quả (nƣớng) 6g, Hậu nphác, Hoắc hƣơng đều 10g, Thanh bì, Bán hạ, Thần khúc đều 6g, Cao lƣơng khƣơng 6g, Đinh hƣơng, Cam thảo đều 4g, Sinh khƣơng, Đại táo 10g, sắc uống.

(3) Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy đau

Thảo quả (nƣớng) 6g, Thƣơng truật, Hậu phác, Trần bì, Sinh khƣơng đều 10g, Cam thảo 4g, Đại táo 3 quả, sắc uống.

(4) Trị miệng hôi:

Thảo quả gĩa dập, ngậm nuốt dần.

(5)Trị sốt rét, tiêu chảy:

Thảo quả 10g, Kha tử 10g, Gừng sống 7 lát, Táo đen 7 quả, nƣớc 300ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

* Các bài thuốc từ cây Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cƣờng tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), dƣỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hƣ nhƣợc (suy nhƣợc sau khi mắc bệnh), khí hƣ âm thƣơng (phần khí,phần âm bị thƣơng tổn), phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ).

Cách dùng, liều lƣợng: Mỗi ngày dùng 10-20g sắc uống hoặc hãm trà uống. Kiêng kỵ: Không dùng trong các chứng "hƣ hàn", nghĩa là không có những triệu chứng nhƣ: chân tay lạnh hoặc không ấm, ghét lạnh, chịu rét kém, mệt mỏi đuối sức, thở ngắn hơi, hay vã mồ hôi, miệng nhạt không khát, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, mạch trầm nhƣợc.

(1)Trị cảm hàn sổ mũi, tay chân lạnh:

Rễ cây Viễn chí hoa vàng 50g tƣơi hoặc 15g khô, lá đại bi, lá tía tô, lá ngũ trảo 20g, gừng sống 8g. Nấu với 2 chén rƣỡi nƣớc còn 1 chén, chia 2 lần uống trong ngày, nên uống thuốc lúc còn nóng rồi trùm mền cho ra mồ hôi, không ra ngoài trời hoặc ngồi chỗ gió lùa khi uống thuốc. Dùng bài thuốc này 1 ngày đã thấy kết quả, đơn này không dùng quá 5 ngày.

(2)Trị bệnh viêm mũi dị ứng:

Rễ Viễn chí hoa vàng chí 100g, lá màng tang (Folium Litsea cubeba), lá ngải cứu 60g đều dùng tƣơi, nấu với nƣớc pha âm ấm, tắm toàn thân và gội đầu mỗi sáng sớm 1 lần, làm 7 ngày liên tiếp. Nếu thấy diễn tiến tốt, sau đó dùng cách ngày 1 lần. Đồng thời có thể dùng bài thuốc sau đây: toàn cây viễn chí 12g, lá hoặc quả từ bi biển (viticis Rotundifoliae), lá cây chỉ thiên (clerodendrum indicum L.) mỗi loại 10g. Nấu với 600ml nƣớc còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Đơn thuốc này dùng liên tục 7 – 10 ngày, nghỉ 7 ngày rồi tiếp tục liệu trình. Theo dõi trên một số bệnh nhân, chúng tôi thấy diễn tiến rất tốt.

(3) Chữa tê thấp, tay chân nhức mỏi:

Lấy phần rễ của cây Viễn chí hoa vàng ngâm với cồn 600 theo tỷ lệ 1:1, ngâm sau 7 ngày là có thể dùng đƣợc, xoa bóp tay chân nơi tê mỏi, đau nhức rất hay. Chú ý phụ nữ có thai, cấm dùng viễn chí.

(4). Tăng cường sinh lực:

Rễ Viễn chí hoa vàng rửa sạch, loại bỏ rễ con, rút ruột, để ráo nƣớc ngâm rƣợu uống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các bài thuốc từ cây Hoàng liên ô rô

(1) Kích thích tiêu hoá:

Bột Hoàng liên ô rô 0,5g, bột Đại hoàng 1g, bột Quế chi 0,75g. Các vị trộn đều, chia ba lần uống trong ngày.

(2) Sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách:

Hoàng liên, Đại hoàng, Chi tử, mỗi vị 8g, sắc uống.

Hoàng liên ô rô tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g; ngày uống 2 lần. Có thể phối hợp với Mộc hƣơng làm bột uống, hoặc phối hợp với Bạch đầu ông, Hoàng bá sắc nƣớc uống.

(4) Đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt:

Hoàng liên ô rô, Dành dành, Hoa cúc, mỗi vị 8g, Bạc hà, Xuyên khung mỗi vị 4g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần. Hoặc dùng dung dịch Hoàng liên ô rô 5-30% làm thuốc nhỏ mắt.

(5) Trẻ em tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi:

Hoàng liên ô rô mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm. Kiêng kỵ: Âm hƣ phiền nhiệt, tỳ hƣ tiết tả không nên dùng.

Kiến thức sử dụng các loài cây thuốc của ngƣời dân tại 2 xã Tả Van và San Sả Hồ khá phong phú. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên nhóm nghiên cứu chƣa thể điều tra đƣợc hết các kiến thức và kinh nghiệm của ngƣời dân trong việc sử dụng các loài cây làm thuốc. Một nguyên nhân nữa là do ngƣời dân sử dụng tiếng địa phƣơng đối với các loại cây thuốc. Điều này cũng gây khó khăn cho nhóm nghiên cứu khi tìm hiểu và thu thập thông tin về các kiến thức và kinh nghiệm này.

Một nguy cơ cần đƣợc quan tâm và chú ý là hiện nay tại mỗi bản chỉ có một số ít ngƣời trong đó chủ yếu là ngƣời già có kiến thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây làm thuốc. Việc tiếp thu các kiến thức và kinh nghiệm này đòi hỏi cần phải có thời gian, sự nhiệt tình và say mê. Trong khi đó, thanh niên hiện nay ít ngƣời quan tâm đến việc tiếp thu và học hỏi các kiến thức và kinh nghiệm này. Ngoài ra, một yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc duy trì và bảo vệ các kiến thức về sử dụng thuốc của ngƣời dân địa phƣơng là sự phát triển của hệ thống các cửa hàng bán thuốc tân dƣợc trong vùng. Đây là một điểm mạnh góp phần bảo vệ sức.khỏe cho ngƣời dân và cộng đồng nhƣng lại làm giảm vai trò của các kiến thức và kinh nghiệm về sử dụng thuốc của ngƣời dân địa phƣơng. Vì vậy, cần có sự quan tâm trong việc duy trì, bảo tồn và phát huy các kiến thức và kinh nghiệm của ngƣời dân trong việc sử dụng các bài thuốc tại địa phƣơng. Mặt khác, hầu hết các loài cây thuốc đƣợc lấy ở trên rừng, một số rất ít

đƣợc trồng trong vƣờn nhà, nhƣ: Hoàng liên ô rô, Giảo cổ lam, thuốc Tắm,... Vì vậy, việc gây trồng và phát triển các loài cây thuốc trong vƣờn nhà cũng cần đƣợc quan tâm và khuyến khích.

Kiến thức khai thác, sử dụng các loại cây LSNG đa tác dụng: Do cuộc sống gắn liền với rừng nên ngƣời dân biết sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng nhƣ: Táo mèo, Giổi ăn quả, Óc chó,... ngƣời dân biết khai thác cây Táo mèo thân làm đồ gia dụng, quả tƣơi dùng chế rƣợu vang. Quả phơi khô dùng làm nguồn dƣợc liệu để chế rƣợu thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và kính thích tiêu hóa. Cho nên chế biến các sản phẩm sau thu hoạch là một công việc hết sức cần thiết và cần đƣợc chú ý trong khi triển khai và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Hiện nay, Táo mèo trong tự nhiên bị khai thác mạnh do nhu cầu cao từ việc thu hái quả để phục vụ cho ngƣời dân địa phƣơng và bán cho khách du lịch. Mặt khác, việc thu hái bừa bãi, bẻ cành, thậm trí chặt hạ để lấy quả đã làm suy giảm số lƣợng Táo mèo trong tự nhiên. Thêm vào đó, Táo mèo là loài tái sinh tự nhiên kém. Vì vậy, cần có nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái cũng nhƣ đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài cây này trong tự nhiên.

Kiến thức thu hái, sử dụng các loại nấm, rau rừng: Có rất nhiều loại rau đƣợc lấy ở trong rừng nhƣ: hoa Chuối rừng, rau Dớn rừng có hình dáng gần giống cây dƣơng sỉ; nhiều loại nấm cũng đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thực phẩm nhƣ: nấm Hƣơng, Mộc nhĩ. Ngƣời dân có kinh nghiệm nhìn cây nấm “Chế tiết“ có thế đoán trƣớc đƣợc trời sẽ mƣa hay nắng trong vòng 3 ngày.

Kiến thức sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ khác: Dùng nhựa cây làm bẫy chim, dùng là cây Nhội để làm gia vị,dùng dây leo trong rừng làm lạt buộc, dùng lá chuối, dong trong rừng để gói bánh, dùng củ mài, củ nâu làm lƣơng thực, dùng cây trạm để nhuộm quần áo, dùng sáp ong để vẽ hoa văn lên áo váy.

3.5.4. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của người dân

Ngƣời dân KVNC trƣớc kia có đặc điểm là sống du canh du cƣ. Vì vậy, họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về canh tác và sử dụng đất, đặc biệt ở những

vùng khô hạn. Ngƣời ngƣời dân ở 2 xã Tả Van và San Sả Hồ có nhiều kinh nghiệm về khai thác và sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, một số hoạt động khai thác, sử dụng LSNG nói riêng và lâm sản nói chung của họ thiếu bền vững. Họ chƣa chú trọng nhiều lắm tới vấn đề bảo tồn và sử dụng lâu dài. Việc gây trồng và phát triển các loài cây lâm nghiệp chƣa thực sự đƣợc ngƣời dân quan tâm.

Bảo vệ rừng: Kết quả điều tra và phỏng vấn cho thấy, ngƣời dân ở Tả Van và San Sả Hồ đã có ý thức về bảo vệ nguồn lâm sản ngoài gỗ tại VQG Hoàng Liên. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này mới chỉ dừng ở mức sơ khai. Các quy định đôi khi chƣa đƣợc thực hiện chƣa nghiêm, mộ số thanh niên, phụ nữ đi thu gom cây thuốc vẫn cắt, chặt cà cây để bán cho thầy lang, các cơ sở đông y. Trong thôn, vai trò của trƣởng thôn là rất lớn, trƣởng thôn phân bổ lƣợng khai thác LSNG, khu vực khai thác hàng năm cho từng thành viên trong cộng đồng.

Điểm mạnh của ngƣời dân ở Tả Van và San Sả Hồ: - Có kiến thức và kinh nghiệm canh tác trên đất dốc; - Ngƣời dân cần cù và có đầu óc sáng tạo;

- Có tinh thần đoàn kết và có tính cộng đồng cao;

- Có tinh thần hợp tác và mong muốn tham gia các chƣơng trình giao khoán QLBVR;

Ngƣời dân đã nhận thức đƣợc vai trò của LSNG, của rừng cũng nhƣ có ý thức trong việc quản lý bảo vệ và phát triến chúng;

Có sự hỗ trợ của các dự án phát triển miền núi và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Khả năng du nhập kiến thức từ địa bàn lân cận: Với việc phát triến các phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng, ngƣời dân ở Tả Van và San Sả Hồ có thể tiếp cận và học tập các kiến thức và kinh nghiệm sản xuất từ các địa phƣơng khác.

Ngƣời dân vùng nghiên cứu có đặc điểm sống khép kín nhƣng cũng rất dễ tiếp thu các kiến thức bên ngoài nếu nhƣ họ quan tâm và thực sự đem lại lợi ích cho họ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một nguy cơ làm mai một các giá trị văn

hóa truyền thống cũng nhƣ giảm tính cộng đồng của ngƣời dân địa phƣơng vốn là một điểm mạnh trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên LSNG.

3.6. Đề xuất các giải pháp phát triển một số loài cây LSNG có giá trị cao tại vùng đệm VQG Hoàng Liên vùng đệm VQG Hoàng Liên

Trên cơ sở những kết quả điều tra đánh giá kiến thức bản địa trong gây trồng một số mô hình LSNG có giá trị cao, cũng nhƣ hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và các biện pháp kỹ thuật đã đƣợc áp dụng của các mô hình, đề tài đề xuất một số giải pháp phát triển LSNG phù hợp với các xã vùng đệm VQG Hoàng Liên Liên nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6.1. Giải pháp về chính sách

Tri thức bản địa có vai trò rất quan trọng đối với cộng đồng địa phƣơng, là cẩm nang trong hoạt động sinh kế của ngƣời dân, do đó cần phải có biện pháp bảo tồn và phát huy các tri thức bản địa.,… phát huy vấn đề này xem nhƣ là giải pháp quan trọng cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng.

Cần phải thực hiện công tác tƣ liệu hóa, hệ thống hóa các tri thức bản địa thành các cẩm nang kinh nghiệm cho ngƣời dân địa phƣơng, bao gồm các kiến thức về làm đất, giống, đặc điểm sinh trƣởng, khai thác, chế biến, bảo quản. Hình thức tƣ liệu hóa sẽ là cơ sở quan trọng cho ứng dụng kiến thức bản địa trong thực tiễn sản xuất, trong các dự án cộng đồng và trong công tác khuyến nông, khuyến lâm.

Cần phát huy bộ máy tự quản truyền thống và luật tục của cộng đồng làng miền núi trong gây trồng và phát triển nguồn LSNG. Xây dựng các hƣơng ƣớc/ luật tục có tính sát thực hiệu quả, phù hợp với luật pháp để phát huy tính sáng tạo và chủ động cộng đồng. Đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hóa tâm linh nhƣ Rừng cộng đồng làng miền núi bao gồm rừng đầu nguồn nƣớc, rừng ma, rừng thiêng của cộng đồng làng bản để rừng đƣợc giữ gìn, từ đó là môi điều kiện thuận lợi để gây trồng LSNG.

Cần tuyên truyền tri thức bản địa trong gây trồng, phát triển các loài cây LSNG thông qua các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tủ sách cộng đồng, ca dao, tục ngữ, bài hát, chuyện kể, luật tục, tập quán.

Tiến hành điều tra, thống kê, đánh giá để nắm thật chắc tình hình diễn biến tài nguyên LSNG, nhất là các loài có giá trị đặc biệt về kinh tế làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển lâm sản ngoài gỗ bền vững.

Khôi phục diện tích LSNG bị mất và những nơi chất lƣợng rừng thấp. Đồng thời tiến hành nghiên cứu các loài có giá trị kinh tế cao để đƣa vào gây trồng.

Xây dựng quy trình khai thác và sử dụng LSNG phải phù hợp. Đảm bảo sự cân đối, hài hòa trong việc khai thác từ tổng quỹ tài nguyên rừng hiện có.

Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các chính sách đã có về rừng và đất lâm nghiệp. Tiếp tục xây dựng các chính sách riêng để khuyến khích phát triển LSNG nhƣ chính sách hỗ trợ vốn, đầu tƣ tín dụng, chính sách thuế,...

Xây dựng kế hoạch hành động về phát triển LSNG để thu hút vốn đầu tƣ không chỉ của Nhà nƣớc mà của cả các thành phần kinh tế khác.

Các chính sách khuyến khích phát triển LSNG cần hài hoà giữa khâu tạo nguyên liệu và khâu chế biến, đặc biệt bảo quản và chế biến các sản phẩm LSNG có giá trị nhƣ Thảo quả, Giảo cổ lam, Hoàng liên ô rô, Táo mèo,...

Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh LSNG thông qua cơ chế giao đất, khoán rừng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất LSNG.

Quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng cơ chế lƣu thông tiêu thụ LSNG cho các cơ sở chế biến trong rừng.

Hình thành các nhóm, các tổ chức kinh tế họp tác giữa ngƣời sản xuất, ngƣời chế biến lƣu thông và ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên (Trang 97 - 131)