Các giải pháp phát triển thị trường lao động nông thôn

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

II. Cầu một số khu công nghiệp, dự án 24

NGƯỜI NGHÈO Ở HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN

3.2.2.2. Các giải pháp phát triển thị trường lao động nông thôn

a. Đối với cung lao động

- Kế hoạch hóa dân số và gia đình: Nhằm tạo ra nguồn cung lao động hợp lý cho từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, cần thiết tiếp tục triển khai chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo tốc độ tăng dân số hợp lý, ổn định lâu dài. Trên cơ sở đó, hướng tới hình thành cung lao động chtấ lượng cao, có quy mô và tốc độ tăng hợp lý.

nay cung trên thị trường lao động còn nhiều bất cập, số lao động nông thôn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, thiếu công nhâ lnành nghề… Do đó, phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên kỹ thuật cho dân cư và người lao động là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.

- Đảm bảo sự vận hành thông suất của thị trường lao động: Thị trường lao động vận hành hiệu quả là thị trường không bị chia cắt bởi các yếu tố chính sách hành chính, tự do di chuyển lao động do tác động của mức tiền lương (tiền công) trên thị trường lao động, các giải pháp ở đây là:

Hoàn thiện chính sách hành chính (hộ khẩu, nhập cư…) nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc di chuyển lao động trên thị trường lao động.

Hoàn thiện chính sách thị trường lao động hướng vào đảm bảo quyền và lợi ích bình đẳng giữa lao động tại chổ, lao động nhập cư.

Nhà nước không can thiệp vào quá trình điều tiết cung cầu lao động tự nhiên trên thị trường lao động.

b. Các giải pháp đối với cầu lao động

- Lựa chọn các mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp: Kinh nghiệp của nhiều nước và nhiều địa phương cho thấy, việc lựa chọn mô hình kinh tế thường ph ải chọ ở hai cực: phương thức tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và công nghệ cao cho sự tăng trưởng nhanh nhưng lại tạo ra ít việc làm. Còn tăng trưởng kinh tế dựa vào các công nghệ sử dụng nhiều lao động thì có năng suất lao động thấp, tăng trưởng chậm. Vì vậy cần phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế đảm bảo mối quan hệ tối ưu giữa hai khuynh hướng này, nhằm có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động.

Như vậy một mặt phải ưu tiên đầu tư chiều sâu vào một số ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế mũi nhọn đem lại sự tăng trưởng nhanh như: luyện kim, công nghệ thông tin, chế tạo máy, điện tủ, thủy điện, nhiệt điện… mặt khác phải đầu tư thỏa đáng và khuyến khích phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như: nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, làng nghề… và các ngành dịch vụ, thương mại.

- Các giải pháp kinh tế nhằm tạo ra nhiều việc làm:

Hoàn thiện khung pháp luật kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng trong hoạt động đối với các khu vực kinh tế. Trên cơ sở đó thức dậy các tiềm năng phát triển, tạo ra mức cầu lao động cao trên thị trường lao động.

thôn để tăng mức cầu lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên thị trường lao động nông thôn.

Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế không chính thức, nhằm tạo việc làm cho bộ phận lớn người lao động cho cả thành thị và nông thôn. Trong đó, chú trọng hỗ trợ phát triển các ngành nghề công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thồng, kinh doanh nhỏ nhằm tạo việc làm cho nhiều đối tượng, góp phần giảm sức ép việc làm trên thị trường lao động.

Phát triển cơ sở hạ tầng (lưới điện, giao thông, chợ, hệ thống thông tin liên lạc…) để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và di chuyển lao động trên thị trường lao động.

Các chương trình phát triển kinh tế, xã hội phải thực sự gắn với chương trình tạo việc làm cho người lao động tại các vùng lãnh thổ, địa phương, khu vực thành thị và nông thôn.

- Đào tạo chủ sử dụng lao động: Chủ sử dụng lao động có vai trò quan trọng đối với khởi lập và phát triển hệ thống cơ sở sản xuát kinh doanh và thu hút lao động. Do đó, cần thiết có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực kinh doanh và điều hành của đội ngũ này.

c. Các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động phát triển

Phát triển hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung - cầu lao động gặp nhau.

Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thống kê, thông tin thị trường lao động các cấp. Tăng cường các hình thức hiệu quả về thu nhập, xử lý, cung ứng thông tin thị trường lao động của các cơ quan chức năng về thị trường lao động.

Hoàn thiện chính sách thị trường lao động thụ động, vì nó có vai trò giảm bớt những rủi ro của thị trường đối với người lao động về thu nhập, việc làm, (như chính sách trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, đào tạo và đào tạo lại…) hoặc giảm bớt sức ép của thất nghiệp trên cơ sở chuyển những người này ra khỏi lực lượng lao động (giải quyết lao động dôi dư…).

Hoàn thiện chính sách tiền lương, đảm bảo bình đẳng giữa các khu vực kinh tế (không phân biệt theo hình thức sở hữu), bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.

Hoàn thiện môi trường pháp lý thúc đẩy hoạt động đồng bộ, hiệu quả của tất cả các loại thị trường. Sự hoạt động của các loại thị trường này có tác động đến tăng

trưởng sản phẩm, kích thích phát triển ngành nghề, tạo ra sự gia tăng cầu lao động trên thị trường lao động.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w