Hiện trạng cung về lao động trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 45 - 47)

II. Chỉ tiêu bình quân

2.2.3.1Hiện trạng cung về lao động trên địa bàn huyện

Hiện trạng về nguồn cung lao động trên địa bàn huyện đã được phân tích đánh giá ở phần 2.2.1 về thực trạng lao động trên địa bàn huyện. Có thể khái quát nguồn cung lao động theo góc độ số lượng và chất lượng như sau:

Cung lao động xét từ góc độ số lượng

Qua đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của huyện ở phần trên cho thấy Con Cuông hiện đang có lực lượng lao động tương đối lớn, lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 94,33% so với tổng số lao động) và hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao (lao động có độ tuổi từ 24 – 44 tuổi chiếm 58,62% so với tổng số lao động toàn huyện), với tỷ lệ tăng hàng năm của số người đến tuổi lao động khá cao, bình quân 1,36%/năm. Hơn nữa, nếu so với mức tăng việc làm trong cùng thời kỳ trong thời gian qua, thì có thể thấy rõ rằng hiện có một bộ phận người lao động trong độ tuổi không thể tìm kiếm được việc làm.

Cung lao động xét từ góc độ chất lượng

Trình độ học vấn: Tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp học trong tổng số lực lượng lao động của huyện nói chung tương đối cao so với nhiều huyện khác trên địa bàn của tỉnh có mức thu nhập tương đương, và có xu hướng tăng lên. Theo số liệu phòng thống kê huyện Con Cuông trình độ phổ cập giáo dục tiểu học trở lên trong lực lượng lao động của huyện tương đối cao (97,96%). Trong đó, số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm 81,53%.

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng: Theo kết quả điều tra lao động việc làm của Phòng Thống kê huyện Con Cuông năm 2009, số người được

đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên) chiếm 13.232% tổng lực lượng lao động, tỷ lệ này còn thấp hơn thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn ở nông thôn.

Hơn nữa, cơ cấu lực lượng lao động được đào tạo cũng còn nhiều bất hợp lý. Điều này có thể thấy rõ nếu đem so sánh cơ cấu đào tạo của ta với cơ cấu đào tạo (được coi là hợp lý) của một số nước khác. Lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thật còn quá thiếu so với yêu cầu, số này chủ yếu chỉ tập trung tại khu vực đô thị. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 71,18% tổng số lực lượng lao động của cả huyện, những số người được đào tạo lại rất ít.

Tình trạng thể lực của lao động: Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt Nam năm 1999, người lao động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1,50 m; cân nặng 40,4 kg thì các con số tương ứng của người Philipin là 1,56 m; 47,5 kg; người Nhật là 1,67 m; 53,3 kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 40,7%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 21%, phụ nữ thiếu máu là 35% (số liệu điều tra năm 2009). Các số liệu điều tra năm 2009 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 44%. Lao động trên địa bàn huyện Con Cuông nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung cũng không nằm ngoài thực trạng đó.

Kỷ luật lao động của người lao động: Đại bộ phận người lao động hiện nay của huyện còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nông nghiệp hoặc nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất), phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 45 - 47)