II. Cầu một số khu công nghiệp, dự án 24
NGƯỜI NGHÈO Ở HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN
3.2.1.1 Giải pháp về nâng cao thể lực
Nâng cao thể lực cho người lao động là giải pháp cơ bản và có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế và xã hội. Do sức khoẻ của người lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện y tế, thu nhập, mức sống, môi trường sống và làm việc, việc thực hiện chế độ lao động của doanh nghiệp, ý thức của người lao động về sức khoẻ... nên khi xem xét các giải pháp cần phải nhìn nhận khá bao quát trên nhiều mặt. Qua nghiên cứu tình hình thực tế về thể lực của nguồn lao động, bản thân tôi có thể nhận thấy được một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sức khoẻ cho nguồn lao động của thành phố như sau:
- Nhà nước các cấp Trung ương, địa phương cần đầu tư cho ngành y tế để thực hiện tốt việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nói chung và người lao động nói riêng. Một thực tế hiện nay cho thấy, người dân rất ngại chuyện đi khám chữa bệnh, lúc bệnh nặng mới tới bệnh viện. có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do bệnh viện thiếu cơ sở vật chất, thiếu phòng khám chữa bệnh, thiếu đội ngũ bác sỹ, thủ tục khám chũa bệnh còn nhiều phiền hà, mạng lưới y tế ở cơ sở còn thiếu và yếu về mọi mặt. Để giải quyết tình trạng trên, cải thiện hình thức chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đảm bảo cho người dân có tâm lý tốt khi tới bệnh viện, hầu hết lao động được khám sức khỏe định kỳ cần mở rộng mạng lưới y tế, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ y tế đặc biệt là mạng lưới y tế ở các xã, thị trấn.
- Chủ động điều tiết nguồn lao động thông qua chương trình truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đây là biện pháp nhằm giảm bớt tốc độ tăng quá nhanh của nguồn lao động trong tương lai, đồng thời cũng làm cho người lao động và gia đình có điều kiện tốt hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho mình. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển thấp thì vấn đề dân số tăng nhanh là một áp lực lớn cho đời sống xã hội và là một “rào cản” không nhỏ cho việc chăm sóc sức khoẻ con người. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông dân số, gia đình và trẻ em. Kiên quyết chỉ đạo giám sát sinh một cách vững chắc, xử lý các nghiêm trường hợp cán bộ đảng viên vi phạm các chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Từng bước nâng cao chất lượng dân số.
- Thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cho 100% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế, 100% chị em phụ nữ mang thai được chăm sóc sức khỏe ban đầu và tiêm phòng uốn ván, loại trừ bệnh biếu cổ, mù lòa do thiếu vitamin A, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, loại trừ các bệnh truyền nhiễm và các loại bệnh xã hội.
- Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, buộc các dự án đầu tư phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường của Việt Nam. Ngăn chặn và có biện pháp mạnh đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, Nhà nước cần đầu tư cho việc xử lý các chất thải làm ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống, làm việc cho nhân dân và người lao động.
- Doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất cần thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ, về y tế lao động, chế độ bảo hiểm y tế và phải có trách nhiệm đối với sức khoẻ của người lao động mà họ đang sử dụng. Các cơ quan quản lý chức năng nên thực hiện việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động y tế và các quy định có liên quan của doanh nghiệp, đồng thời phải có những biện pháp chế tài thích hợp.
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ và dinh dưỡng cho nhân dân; đẩy mạnh phong trào vệ sinh chung ở các nơi ở, nơi làm việc. Bằng nhiều hình thức khác nhau như: truyền thanh, truyền hình, tổ chức quảng bá tranh ảnh, áp phích, tổ chức tọa đàm về sức khoẻ, phòng chống bệnh tật... Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc góp phần nâng cao thể lực của người dân.
- Người lao động phải có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình; tăng cường rèn luyện sức khoẻ cá nhân. Với ý thức cao về sức khoẻ, người lao động sẽ luôn tìm hiểu cách thức để phòng chống bệnh tật, cẩn thận trong lao động sản xuất, thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực và như vậy hiệu quả tất nhiên là “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”.