II. Cầu một số khu công nghiệp, dự án 24
2.5.2.2 Hệ thống thông tin thị trường chưa đồng bộ
Thông tin thị trường lao động phản ánh thực trạng về cung - cầu lao động, các điều kiện làm việc, các trung gian thị trường lao động, chế độ kết nối người tìm việc và chổ làm việc đang còn trống. Thông tin thị trường lao động giúp cho các cơ quan chức năng hoạch định các chính sách trong phát triển nguồn nhân lực, định hướng nghề nghiệp phù hợp; giúp cho người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển lao động cho các chổ làm trống và chổ làm mới; giúp cho các trung tâm giới thiệu việc làm có được thông tin về các chổ làm, điều kiện làm việc, yêu cầu đối với lao động… để từ đó cung cấp cho người tìm việc lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất; đối với các trung tâm dạy nghề sử dụng thông tin thị trường để chuyển đổi nhu cầu đào đạo của thị trường thành nhu cầu về các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể. Đặc biệt là đối với người lao động, thông qua thông tin thị trường lao động để tìm kiếm các cơ hội đào tạo ( hiện có khóa đào tạo nào? ở đâu? Chi phí đào tạo? Chính phủ hỗ trợ? thời gian ?), cơ hội tìm kiếm việc làm (ở đâu đang có chổ hay việc làm trống ? loại hình công việc ? địa điểm? yêu cầu kỹ năng ? điều kiện làm việc ? …).
Như vậy, thông tin về thị trường lao động là yếu tố quan trọng liên qua tới nhiều tổ chức và cá nhân. Song, hiện nay thông tin về thị trường lao động trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện nói riêng thiếu tính hệ thống, mức độ chính xác còn thấp, thiếu cập nhật, …. Đặc biệt là tính phổ biến còn nhiều hạn chế, các thông tin về thị trường lao động mới chỉ dừng lại ở các cơ quan chức năng và các trung
tâm thành thị, việc tuyên truyền thông tin thị trường lao động đến tận các vùng cư dân chủ yếu mới qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các tổ chức chính trị xã hội, nhưng lượng thông tin này còn bị giới hạn về thời gian, nội dung và cả quy mô do đó hiệu quả chưa cao.
Qua bảng 2.18 cho thấy, tỷ lệ lao động có biết về thông tin các hoạt động tuyển dụng lao động tương đối cao. Ở xã Châu Khê tỷ lệ này là 58%, xã Thạch Ngàn là 56%, xã Môn Sơn là 48%. Trong đó, qua kênh thông tin đại chúng như đài, ti vi ở xã Châu Khê, Thạch Ngàn, Môn Sơn lần lượt là 14% - 22% - 12%. Khi được hỏi hầu hết các lao động trả lời là có nghe, một số thì không quan tâm, một số thì thông tin qua chương trình ti vi quá ít, không hiểu rõ được nội dung và điều kiện làm việc.
Bảng 2.18. Tình hình sử dựng thông tin thị trường lao động
Chỉ tiêu
Châu Khê Thạch Ngàn Môn Sơn
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số lao động 50 100 50 100 50 100
1. Có biết về các thông tin tuyển dụng
29 58,00 28 56,00 24 48,00
- Qua kênh thông tin đại chúng 7 14,00 11 22,00 6 12,00 - Qua các tổ chức chính trị xã hội 17 34,00 14 28,00 12 24,00
- Qua bạn bè người thân 5 10,00 3 6,00 6 12,00
- Qua các kênh khác 0 0 0
2. Số người tìm được việc 3 10,34 5 17,86 2 8,33
Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh Nghệ An năm 2009
Đối với hệ thống thông tin thị trường lao động qua kênh các tổ chức chính trị - xã hội: các cơ quan cần tuyển lao động phối hợp với các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, thông tin này được chuyển tải tới người lao động qua hệ thống loa phát thanh của xã, thôn và các buổi sinh hoạt c ủa chi hội, chi đoàn. Với hình thức này ở xã Thạch Kênh có 34% được hỏi có biết đến các thông tin tuyển dụng, tỷ lệ này ở xã Tượng Sơn là 28% và xã Thạch Xuân là 35%. Song hầu hết lại chưa có các hoạt động sau công tác tuyên truyền.
Nhìn chung, tỷ lệ người biết thông tin là tương đối lớn, song hiệu quả của các thông tin là chưa cao, hầu hết các lao đã nghe nhưng sau thời gian ngắn thì không còn quan tâm. Số người tìm được việc làm qua hệ thống thông tin này thấp, phương pháp tìm việc chủ yếu vẫn là dựa vào các mối quan hệ quen biết, anh em họ hàng.