Thực trạng về lao động 1 Thực trạng về số lượng

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 37 - 41)

II Dân số, lao động ngườ

2.2.1Thực trạng về lao động 1 Thực trạng về số lượng

2.2.1.1 Thực trạng về số lượng

Sự biến động về dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lực lượng lao động cả về lượng lẫn về chất, đi kèm với nó là việc làm và thu nhập.

Qua bảng 2.4 ta thấy, năm 2007 lực lượng lao động của huyện Con Cuông là 71.631 người, chiếm 51,19% dân số, đến năm 2009 lực lượng lao động toàn huyện là 73.587 người, bình quân hàng năm lực lượng lao động được bổ sung mới gần 1.000 người. Qua đó cho thấy Con Cuông đang là một địa phương có lực lượng lao động dồi dào so với các huyện khác trong tỉnh.

Bảng 2.4. Lực lượng lao động, dân số của huyện Con Cuông trên thị trường lao động

Nếu chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính: ta thấy lao động trên địa bàn tương đối trẻ, chủ yếu tập trung vào các nhóm tuổi 25 – 34 tuổi và 35 – 44 tuổi (chiếm 57,46% so với lực lượng lao động toàn huyện). Lao động nữ toàn huyện năm 2009 là 38.515 người, chiếm 52,53% tổng lực lượng lao động, trong đó nhóm tuổi từ 24 – 44 tuổi chiếm tới 58,62%. Từ đó cho thấy biến động về cơ cấu về nhóm tuổi của lực lượng lao động trên địa bàn huyện diễn ra theo xu hướng nhóm lao động từ 24 – 44 tuổi có xu hướng tăng nhanh cả về số tương đối và số tuyệt đối. Lực lượng lao động trẻ có sự tăng trưởng song mức độ tăng chậm, trong khi đó lực lượng cao tuổi ngày càng giảm nhanh cả về quy mô và tốc độ.

Nếu phân chia lao động của huyện theo khu vực và nhóm ngành ta thấy: Lực lượng lao động của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

139,91571,631 71,631 51,20 141,722 72,487 51,15 143,179 73,587 51,39 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Lực lượng lao động, dân số ?

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Năm

Dân số (1000 ng) Lao động (1000 ng) LLLĐ dân số (%)

Bảng 2.5. Lực lượng lao động của huyện chia theo khu vực và nhóm ngành

Chỉ tiêu

năm 2007 năm 2008 năm 2009

SL(lđ) (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) Tổng số 71.631 100 72.487 100 73.587 100 1. Theo khu vực - Thành thị 3.775 5,27 3.864 5,33 4.172 5,67 - Nông thôn 67.856 94,73 68.623 94,67 69.415 94,33 2. Theo nhóm ngành a, Nông nghiệp 53.014 74,01 52.384 72,27 52.379 71,18 - Trồng trọt - chăn nuôi 49.621 93,60 48.748 93,06 48.268 92,15 - Đánh bắt - nuôi trồng t.sản 1.542 2,91 1.665 3,18 1.948 3,72 - Lâm nghiệp 1.921 3,49 1.971 3,76 2.163 4,13

b, Phi nông nghiệp 18.617 25,99 20.103 27,37 21.208 28,82

- Công nghiệp xây dựng 10.461 56,19 11.205 55,74 11.950 56,35

- Dịch vụ 8.156 43,81 8.898 44,26 9.258 43,65

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Con Cuông

Qua bảng 2.5 cho thấy, năm 2007 toàn huyện có 67.856 lao động đang sinh sống ở nông thôn, chiếm 94,73%, đến năm 2009 con số này đạt 69.415 (chiếm 94,33%) người tăng 1.559 người. Năm 2007, toàn huyện có 53.014 lao động hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 74,01%, qua các năm lực lượng này tuy có giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối song tốc độ giảm chậm (năm 2009 có 52.379 lao động, chiếm 71,18%). Trong 71.18% lực lượng lao động nông thôn có tới 92,15% hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; 3,72% trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản; 4,13% trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Sơ đồ 2.1. Lao động phân theo nhóm ngành năm 2009

Ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua có sự tăng trưởng khá rõ nét, so với các địa bàn khác trên toàn huyện thì chiếm tỷ lệ tương đối cao, mặc dù vậy, tốc độ tăng còn chậm, chưa tương xứng tiềm năng là địa bàn giáp ranh với trung tâm thương mại và các khu công nghiệp của tỉnh (năm 2007 ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại toàn huyện chiếm 25,99%, đến năm 2009 tỷ lệ này đạt 28,82%, trong đó công nghiệp, xây dựng chiếm 56.35%).

Qua sơ đồ 2.1 ta thấy: Cơ cấu kinh tế của huyện nhà đã có những bước chuyển biến hợp lý, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, trong khi đó tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ ngày càng tăng. Song sự chuyển biến với tốc độ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của huyện nhà. Do vậy, cần tập trung chuyển đổi nhanh hơn về cơ cấu kinh tế qua đó chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Nếu chia lao động trên địa bàn theo nhóm hộ ta thấy: Hiện nay, lực lượng lao động trong hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao. Trong thời gian qua, cùng với sự giúp đỡ của Chính phủ, các ban ngành cấp tỉnh kết hợp với sự nổ lực của địa phương công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ và giải quyết việc làm đặc biệt là trong cộng đồng người nghèo trên địa bàn toàn huyện có những đáng ghi nhận, đó là: tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện giảm rõ nét, từ 39,20% năm 2007 xuống còn 29,3% năm 2009,

kéo theo đó là sự giảm xuống của lực lượng lao động nghèo. Cụ thể: năm 2007 có 24.985 lao động thuộc hộ nghèo, chiếm 34,88% lực lượng lao động, đến năm 2009 lực lượng này còn 22.011 người, chiếm 29,91%. Tỷ lệ lao động tập trung nhiều vào nhóm hộ trung bình, năm 2009 nhóm hộ này có 29.584 người, chiếm tới 40,20% lực lượng lao động.

Về tỷ lệ lao động bình quân trên một hộ không có sự biến động lớn qua 3 năm. Cụ thể: năm 2007 tỷ lệ này là 2,14 lao động/hộ, đến năm 2009 là 2.16 lao động/hộ. Mặt khác, tỷ lệ này giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn, đặc biệt năm 2009, tỷ lệ lao động bình quân/hộ của 3 nhóm hộ khá – trung bình – nghèo lần lượt là 2,19 – 2,10 – 2,20.

Bảng 2.6. Lực lượng lao động của huyện chia theo nhóm hộ Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

SL(lđ) (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) I. Tổng số 71.631 100 72487 100 73.587 100 - Lao động thuộc hộ khá 18.110 25,28 18.173 25,07 21.992 29,89 - Lao động thuộc hộ TB 28.536 39,84 29.358 40,50 29.584 40,20 - Lao động thuộc hộ nghèo 24.985 34,88 24.956 34,43 22.011 29,91

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 37 - 41)