Trong xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 55 - 56)

II. Cầu một số khu công nghiệp, dự án 24

2.4.2. Trong xuất khẩu lao động

Cũng như nhiều địa phương trên cả nước và trong tỉnh, xuất khẩu lao động đang tạo ra dòng kiều hối tương đối lớn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam. Mặc dù bên cạnh vấn đề xuất khẩu lao động còn nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm, song hiệu quả mà việc xuất khẩu lao động mang lại là điều dễ thấy, đó là: thu nhập cao, ổn định, là cơ hội cho lao động làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội.

Trong những năm qua mặc dù trong công tác xuất khẩu lao động của huyện nhà còn gặp tình trạng khó khăn chung của toàn tỉnh đó là: các doanh nghiệp, trung tâm xuất khẩu lao động chưa đủ mạnh, việc tìm kiếm thị trường còn khó khăn, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn thiếu đồng bộ, việc nhân rộng các mô hình xuất khẩu đưa lại hiệu quả cao chưa được triển khai nhiều. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan Huyện ủy, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ban – ngành – tổ chức chính trị xã hội về công tác tuyên truyền, hỗ trợ thông tin và hỗ trợ, cho vay kinh phí xuất cảnh ban đầu. Đến nay công tác xuất khẩu lao động trên huyện nhà đạt được một số kết quả sau:

Bảng 2.14. Tình hình xuất khẩu LĐ và hỗ trợ trong XKLĐ của huyện

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số người 387 464 495

- Qua các trung tâm. “ 239 191 253

- Qua con đường du lịch “ 148 273 222

Số được hỗ trợ “ 124 83 136

Số tiền Tr. đồng 3.100 2.075 3.400

Nguồn: Phòng LĐTB và Xã hội – Ngân hàng CSXH huyện

Qua bảng 2.14 cho thấy, số lượng lao động được xuất khẩu sang các nước ngày càng tăng, năm 2007 có 387 người, đến năm 2009 con số này là 495 người, tăng 31 người.

Trong tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường các nước, ngoài số đi theo con đường hợp đồng qua các trung tâm, doanh nghiệp xuất khẩu lao động (số này chủ yếu sang các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia) còn một bộ phận khá lớn đi theo con đường du lịch (số này chủ yếu sang thị trường Lào và Thái

Lan), lực lượng lao động này chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây Nam của huyện. Đa số lao động đi theo con đường này cư trú bất hợp pháp, mức lương không cao song chi phí xuất ngoại ít.

Năm 2007, tổng số vốn ưu đãi dành cho xuất khẩu lao động là 3.100 triệu đồng cho 124 đối tượng được vay, đến năm 2009 số vốn này là 3.400 triệu đồng cho 136 đối tượng được vay.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w