II Dân số, lao động ngườ
2.1.2.3 Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Con Cuông
Là huyện miền núi vùng cao, với trên 72,94% hộ dân tộc và 48,3% hộ nghèo năm 2009. Giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 5,83% nên nhìn chung nền kinh tế của Con Cuông còn chậm phát triển. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, kinh tế huyện Con Cuông có những bước chuyển biến tích cực. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2009 là 13,6%.
Cơ cấu kinh tế của huyện Con Cuông đã từng bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 63,08% năm 2008 xuống còn 59,3% năm 2009. Dịch vụ tăng từ 25,9% năm 2008 lên 28,1% năm 2009 và TTCN - Xây dựng tăng từ 10,2% lên 12,6% năm 2009.
Như vậy qua bảng 2.3 cho thấy, cơ cấu kinh tế của huyện Con Cuông tuy đã chuyển dịch theo hướng tích cực song vẩn còn chậm và chưa vững chắc, còn phụ thuộc vào nguồn đầu tư của Trung ương. Tuy nhiên do xuất phát từ điểm thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, đời sống của nhiều đồng bào dân tộc còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa của huyện nên Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Con Cuông lần thứ 24 nhiệm kỳ 2009-2010 vẫn khẳng định nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn của huyện. Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người/năm chỉ đạt 2.740.000đ thì năm 2009 đạt 4.131.000đ.
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của huyện
ĐVT: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu Thực hiện qua các năm Tăng trưởng BQ năm (%)
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 I Tổng giá trị sản xuất 185.944 210.940 239.969 13,14 13,8 1 Nông nghiệp 117.825 128.575 143.303 9,1 11,5 2 Dịch vụ 47.826 56.987 66.054 19,2 15,9 3 TTCN - Xây dựng 20.294 25.378 30.612 25,1 29,6 II Cơ cấu 100 100 100 1 Nông nghiệp 63,08 60,5 59,3 2 Dịch vụ 25,9 27,6 28,1 3 TTCN - Xây dựng 10,2 11,8 12,6 II Tỷ lệ hộ nghèo 41 38 36,7