II Dân số, lao động ngườ
2.1.2.4 Tình hình kết cấu hạ tầng nông thôn * Giao thông nông thôn:
* Giao thông nông thôn:
Con Công là huyện miền núi cao nên hệ thống giao thông chưa phát triển, chất lượng các tuyến đường chưa cao, chỉ có 11% đường đỗ nhựa, 27,21% đường cấp phối và 61,79% là đường đất nên giao thông đi lại khó khăn vào mùa mưa. Mạng giao thông nông thôn bao gồm đường liên huyện, liên xã và đường thôn bản, giao thông nội đồng.
- Đường huyện: Có 4 tuyến đường với tổng chiều dài 96 km. Đây là trục giao thông chính nối liền các trung tâm các xã. Tuy vậy, các tuyến đường này mới chỉ được đổ nhựa 50% còn nũa là đường cấp phối.
- Đường xã: Có tổng chiều dài khoảng 259 km, toàn bộ là đường đất và cấp phối nên khó khăn cho việc di chuyển vào mùa mưa, nhất là đường vào các bản, làng ở một số xã như: Cam Lâm, Bình Chuẩn hầu như xe ô tô không vào được.
* Thuỷ lợi: Với đặc thù là huyện miền núi nên địa hình bị chia cắt, hầu hết hệ thống tưới tiêu cho hoa màu và lúa nước đều lấy từ khe suối. Những năm trở lại đây do có sự đầu tư từ nguồn vốn kiên cố hoá kênh mương nội đồng nên hệ thống thuỷ lợi của huyện đã được bê tông hoá.
* Mạng lưới điện: Hiện toàn huyện đang sử dụng nguồn điện 35 KV , tính đến năm 2009 mạng lưới điện Quốc gia đã đến được 12/13 xã, thị trấn và đến năm 2010 đảm bảo 13/13 xã, thị có điện lưới Quốc gia và trên 90% số hộ được dùng điện lưới.
2.1.2.5 Tình hình giáo dục và y tế
* Giáo dục: Giáo dục luôn được các cấp chính quyền, toàn xã hội quan tâm và chú trọng đầu tư. Trong 3 năm 2007-2009 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng học sinh và chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
- Đến năm 2009 toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn được công nhận xoá mù chữ và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học.
- Về cơ sở vật chất trường lớp: Năm học 2008-2009 toàn huyện có 16 trường mần non, mẫu giáo, 13 trường trung học phổ thông, 19 trường tiểu học. Trên địa bàn huyện có 1 trường Dân tộc nội trú, 1 trường phổ thông trung học và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Các phòng học còn mới, khang trang do kinh phí của Chương trình 135 và Chương trình kiên cố hoá trường học thực hiện.
24.173 học sinh , trong đó học sinh con em đồng bào dân tộc chiếm khoảng 34% tổng số học sinh của toàn huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung ngành Gáo dục còn gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất còn thiếu, việc lồng ghép dạy 2 lớp ở một số bản, làng vẫn còn nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo của ngành.
* Y tế:
Mạng lưới y tế đã được chú trọng đầu tư nên khá hoàn chỉnh từ cấp huyện xuống các xã. Đến nay, toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 3 phòng khám đa khoa, 1 phòng khám tư nhân và 13 trạm y tế ở 13 xã, thị trấn. Toàn huyện có 349 giường bệnh, 157 cán bộ, nhân viên trong đó có 41 bác sỹ.
Ngành y tế đã triển khai đồng bộ các chương trình y tế quốc gia, đặc biệt là các chương trình y tế miễn phí đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo như khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, phòng chống sốt rét .... nên chất lượng sức khoẻ của người dân được nâng lên. Bên cạnh đó chất lượng hoạt động của các trạm y tế thôn, bản chưa đồng đều, còn yếu và thiếu cả cán bộ và trang thiết bị.