II. Cầu một số khu công nghiệp, dự án 24
NGƯỜI NGHÈO Ở HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN
3.2.1 .Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn 1 Nâng cao trình độ nguồn lao động
3.2.1.1 Nâng cao trình độ nguồn lao động
Với mục tiêu nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp, nông thôn, trước hết phải xác định rỏ rằng đây không phải là nhiệm vụ riêng của một cơ quan nào. Đó là sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp và người tham gia đào tạo. Trong thời gian tới, sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà có nhu cầu lớn về lao động trong các ngành khai khoáng, vận tải máy công trình, xây dựng…. Vì vậy, cần phải có biện pháp và hướng đào tạo cụ thể, định hướng được đầu ra cho các lao động được đào tạo.
Để lực lượng lao động nông nghiệp tham gia vào đào tạo nghề, trước hết cần xác định được nhu cầu của thị trường về từng lĩnh vực, đảm bảo cho đại đa số lao động sau khi đào tạo nghề đề tìm được việc làm, tạo tâm lý tự tin cho người học; thứ hai, cần có chính sách ưu đãi đối với người lao động có thu nhập thấp, cần học nghề để tìm thêm việc làm hoặc chuyển đổi ngành nghề; thứ ba, cần có các hình thức đào tạo nghề đa dạng, phù hợp với lao động nông thôn; thứ tư, làm tốt công tác tuyên truyền thông tin về khóa học đến tận các lao động có nhu cầu đào tạo.
- Đối với công tác định hướng nghề nghiệp: Đòi hỏi cán bộ của các trung tâm đào tạo, các ngành chức năng liên quan nắm bắt được nhu cầu sử dụng lao động trong từng lĩnh vực trên địa bàn nói riêng và trên cả nước nói chung để từ đó định hướng cho người học về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Có kế hoạch liên doanh, liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp về việc cung ứng lao động, từ đó có kế hoạch đào tạo hợp lý. Làm tốt công tác đàu ra cho người học là yếu tố quan trọng kích thích lao động tham gia đào tạo nghề.
- Đối với các hình thức đào tạo: Cần đa dạng các hình thức đào tạo nghề để phù hợp với từng loại đối tượng lao động:
Đối với lao động trẻ: là những lao động tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tham gia học nghề cần áp dụng hình thức dạy nghề tập trung dài hạn để đào tạo đội ngủ công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, các trung tâm xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
Hình thức dạy nghề ngắn hạn: Đây là hình thức phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề… Qua công
tác đào tạo nghề ngắn hạn ngay tại địa phương xã, phường, thị trấn, hoặc tại các cơ sở dạy nghề của huyện đã điều kiện cho lao động tranh thủ được thời gian và việc đi lại. Việc đào tạo ngắn hạn góp phần tăng năng suất của cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm hơn.
Phát triển các hình thức dạy nghề tại các doanh nghiệp, làng nghề: Đây là hình thức vừa học vừa làm, phù hợp với lao động trẻ, tiếp thu nhanh, sau khi được đào tạo qua các doanh nghiệp, làng nghề lao động có tay nghề đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Do vậy cần có chính sách phối hợp, khuyến khích các doanh nghiêp đầu tư mở các lớp dạy nghề để phục vụ nhu cầu về lao động kỹ thuật của thị trường. Triển khai hình thức dạy nghề gắn với việc làm tại chổ cho lao động: hình thức này nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng qua đó phát triển các ngành nghề mới, giải quyết được số lao động dư thừa trong thời gian nhàn rổi. Về hình thức này cần tập trung một số lĩnh vực sau:
Mở lớp dạy nghề cho các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan xuất khẩu. Hiện nay, một số xã như Chi Khê, Yên Khê của huyện có truyền thống trong nghề đan lát, song sản phẩm chủ yếu mà họ làm ra là hàng nông cụ phục vụ nông nghiệp, giá trị sản phẩm thấp, ngày công không cao. Do vậy để nâng cao thu nhập, thu hút lao động ở địa phương vào lĩnh vực này thì việc đào tạo nâng cao tay nghề, tìm kiếm thị trường đầu ra là một giải pháp giải quyết việc làm ở địa phương.
Mở các lớp chế biến nông sản ở địa phương: là một huyện có nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp qua chế biến như bún, miến, bánh… trên thị trường tương đối lớn. Song hiện nay, các cơ sở chế biến ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, thiếu an toàn vệ sinh và chat lượng chưa cao. Thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân phối hợp tổ chức mở các lớp dạy nghề cho một số xã giáp ranh thành phố, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có thêm việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng thu nhâp.
Nghề giúp việc gia đình: Trước đây, các trung tâm đào tạo nghề giúp việc gia đình để xuất khẩu lao động sang thị trường quốc tế. Hiện nay, với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu dự án lực lượng lao động đổ về Thành Phố Vinh ngày càng nhiều, thu nhập của đại bộ phận lực lượng này tương đối cao, nhu cầu tìm người giúp việc ngày càng tăng. Đã xuất hiện các nhóm lao động là nữ giới tại nông thôn tham gia vào lực lượng này với thời gian làm việc giúp việc gia đình từ 2 – 3 lần/buổi/hộ. Trước thực tế đó, để góp phần nâng cao năng lực cho lao động trong lĩnh vực này các ban, ngành cấp huyện, chính quyền các cấp đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cần có
kế hoạch tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn cho lực lượng này nhằm nâng cao hình thức phục vụ, phù hợp với phong cách và văn hóa của người thành phố.
Hình thức dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động: Trước hết, cơ quan chức năng, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cần chủ động khảo sát, nắm bắt thông tin về nhu cầu việc làm, từ đó kết hợp giữa dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Tổ chức đào tạo nghề cho các đối tượng đi xuất khẩu lao động, đẩm bảo 100% lao động xutấ khẩu có tay nghề, không xuất khẩu lao động phổ thông.
Triển khai các hình thức dạy nghề lưu động đến tận thôn, xã: Đảm bảo cho mọi người có nhu cầu tiếp cận được với học nghề.
Dạy nghề qua các chương trình truyền hình của địa phương: Theo tôi đây là hình thức mang tính xã hội hóa trong dạy nghề, qua các chương trình dạy nghề phát vào các giờ định kỳ, sau từng giai đoạn học có thông báo đánh giá, kiểm tra và cuối mỗi khóa học tổ chức sát hạch, cấp chứng chỉ.
- Thông tin cho những lao động có nhu cầu đào tạo nghề: Nhu cầu đào tạo nghề là khá lớn, trong khi đó nhiều trường, trung tâm đào tạo lại thiếu học sinh. Có nhiều lý do tác động đến dẫn đến tình trạng trên, song có một lý do quan trọng là lượng thông tin đến với người có nhu cầu là quá ít và không đầy đủ, thiếu sức thuyết phục. Để thu hút được nhiều đối tượng, học nghề ngoài việc nâng cấp đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tìm kiếm đầu ra… thì phải có các hình thức truyền tải các thông tin đó (giới thiệu phương thức hoạt động, quy mô, ngành nghề đào tạo, công tác sau đào tạo…) tới các đối tượng lao động có nhu cầu học nghề. Có thể truyền tải thông tin dười các kênh sau:
Thông qua các kênh truyền tin của tỉnh, huyện, xã như: hệ thống đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện; hệ thồng truyền thanh của xã, báo, các buổi sinh hoạt tại các chi hội của các tổ chức đoàn thể…
Hình thức tuyên truyền dưới dạng phóng sự, quảng cáo, qua các thông báo, tờ rơi…
Việc thông tin tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của các trung tâm, trường dạy nghề sẽ có sức hút lớn đối với các đối tượng lao động, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, buộc các cơ sở này phải đổi mới hình thức, nội dung và phương thức hoạt động, tạo đầu ra là những côgn nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nâng cao uy tín của cơ sở, đáp ừng yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và các khu vực khác.